“Mục sở thị” kho phim lớn nhất và quý nhất của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam

VHO-Ngày 22.9.1979, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 343-CP thành lập Viện Tư liệu phim Việt Nam (nay là Viện Phim Việt Nam) thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) với chức năng lưu chiểu, lưu trữ phim và bảo quản các tư liệu điện ảnh, nghiên cứu lý luận, công nghệ điện ảnh, khai thác phổ biến các tư liệu điện ảnh theo quy định của pháp luật.

Với nhiệm vụ lưu trữ điện ảnh, việc xây dựng kho và bảo quản vật liệu gốc là nhiệm vụ hàng đầu của một cơ quan lưu trữ quốc gia. Ý thức được điều đó, ngay từ những ngày đầu thành lập, việc lưu trữ phim tại Viện luôn đặt ra những yêu cầu nghiêm ngặt với nhiệt độ 10°C+-2, độ ẩm 35% +-5 cùng hệ thống giá phim di động hiện đại. Phim được kiểm tra, xếp loại tiêu chuẩn kỹ thuật, tu sửa, phục chế các khuyết tật cơ học, làm sạch trên các thiết bị hiện đại: rửa siêu âm, lau ẩm, rửa nước… đóng gói, hút chân không, kết hợp đặt zeolite, đặt thuốc chống mốc… Phim tới hạn sẽ được in chuyển sang bản phim mới. Được biết, tại Việt Nam, duy nhất Viện Phim Việt Nam mới có quy trình bảo quản bản gốc phim nghiêm ngặt, đạt tiêu chuẩn và Viện Phim Việt Nam cũng tự hào là một trong những cơ sở lưu trữ, bảo quản bản gốc phim tốt nhất Đông Nam Á.

Viện Phim Việt Nam hiện nay có hệ thống kho phim tại Hà Nội và TP.HCM, đang lưu giữ gần 80.000 cuốn phim nhựa 35mm, 16mm, hơn 20 ngàn tên phim và hàng chục ngàn băng video. Danh mục phim đang lưu trữ tại kho phim Hà Nội và TP.HCM của Viện Phim Việt Nam hiện khá phong phú. Đó là các tác phẩm điện ảnh Việt Nam và nước ngoài, đặc biệt là khối lượng lớn tư liệu phản ánh các thời kỳ chiến tranh bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Trong Kho lưu trữ của Viện có nhiều tác phẩm điện ảnh quý giá của dân tộc. Ngoài ra, những thước phim vô giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh, bộ sưu tập phim điện ảnh Cách mạng những năm đầu tiên, phim tư liệu về Đông Dương do Viện lưu trữ phim Pháp trao tặng…

Dưới đây là số hình ảnh P.V Báo Văn Hóa ghi lại tại kho phim của Viện Phim Việt Nam (số 523 phố Kim Mã,  quận Ba Đình, TP Hà Nội)

“Mục sở thị” kho phim lớn nhất và quý nhất của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam - Anh 1

Bà Đinh Thị Tuyết Chinh, Trưởng Phòng Bảo quản phim, Viện Phim Việt Nam tra cứu thông tin những bộ phim cần sử dụng

“Mục sở thị” kho phim lớn nhất và quý nhất của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam - Anh 2

“Mục sở thị” kho phim lớn nhất và quý nhất của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam - Anh 3

Ông Nguyễn Vinh Quang, nhân viên Kho phim của Viện Phim Việt Nam mở hai lần cửa bảo vệ, cách nhiệt để vào kho phim

“Mục sở thị” kho phim lớn nhất và quý nhất của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam - Anh 4

“Mục sở thị” kho phim lớn nhất và quý nhất của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam - Anh 5

Tất cả các phim được lưu trữ và bảo quản tại Viện Phim Việt Nam đều được số hóa thông tin khoa học để việc tìm kiếm được dễ dàng và thuận tiện

“Mục sở thị” kho phim lớn nhất và quý nhất của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam - Anh 6

“Mục sở thị” kho phim lớn nhất và quý nhất của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam - Anh 7

“Mục sở thị” kho phim lớn nhất và quý nhất của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam - Anh 8

Bản gốc phim Chung một dòng sông của đạo diễn Hồng Nghi-Hiếu Dân được sản xuất năm 1956; bản gốc phim Vợ chồng A Phủ của đạo diễn Mai Lộc sản xuất năm 1961 và bản gốc phim Con chim vành khuyên của đạo diễn Nguyễn Văn Thông – Trần Vũ sản xuất năm 1962 là những bản gốc phim đầu tiên được lưu trữ tại Viện Phim Việt Nam kể từ khi thành lập. Ba phim nói trên cũng như các bản gốc lưu trữ ở đây được bảo quản, bọc màng phức  hợp, hút chân không… theo quy trình nghiêm ngặt

“Mục sở thị” kho phim lớn nhất và quý nhất của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam - Anh 9

“Mục sở thị” kho phim lớn nhất và quý nhất của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam - Anh 10

Bản gốc phim Em bé Hà Nội, Sao Tháng Tám được bảo quản tại Viện Phim Việt Nam

“Mục sở thị” kho phim lớn nhất và quý nhất của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam - Anh 11

“Mục sở thị” kho phim lớn nhất và quý nhất của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam - Anh 12

Khi lấy phim từ Kho lưu trữ ra để khai thác, phim phải để 24 tiếng tại Phòng trung chuyển cho tương thích với nhiệt độ bên ngoài

“Mục sở thị” kho phim lớn nhất và quý nhất của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam - Anh 13

 Để đảm bảo công tác an ninh, an toàn, tất cả những ai ra vào Kho phim đều phải ký xác nhận

TRẦN HUẤN

Ý kiến bạn đọc