Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Cuộc chiến bản quyền với AI trong âm nhạc là phép thử tốt cho báo chí

Thứ Năm 01/06/2023 | 09:31 GMT+7

VHO- Việc các công ty về trí tuệ nhân tạo (AI) và công ty nắm giữ bản quyền sáng tạo đi tới thống nhất về mô hình chia sẻ doanh thu là phép thử cho ngành truyền thông trước sự phát triển mạnh mẽ của AI.

Cuoc chien ban quyen voi AI trong am nhac la phep thu tot cho bao chi hinh anh 1

Hệ thống vân tay kỹ thuật số được Google phát triển nhằm quản lý bản quyền nội dung trên YouTube. (Nguồn: INMA)

Ngành công nghiệp âm nhạc đang đặc biệt quan tâm tới ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo (AI) và sự quan tâm này còn lấn át cả những gì diễn ra tại sự kiện công bố doanh thu khá quan trọng của các nền tảng Spotify, SiriusXM và Universal Music Group vào cuối tháng 4.2023.

Các hãng phim Hollywood và ngành công nghiệp ghi âm đã âm thầm đấu tranh chống lại những hành vi xâm phạm bản quyền dưới mọi hình thức trên Internet và chúng ta không hề biết về hoạt động này cho đến khi có một công ty giống như Napster (một trong những cộng đồng chia sẻ nhạc đầu tiên trên Internet) xuất hiện và xáo trộn mọi thứ.

Trên thực tế, hoạt động chống vi phạm bản quyền diễn ra thường xuyên đến nỗi một trong những chiến thắng lớn của mạng xã hội chia sẻ video YouTube ở giai đoạn đầu mới hoạt động, là tìm ra cách bảo vệ tuyên bố bản quyền.

Chiến lược của YouTube khiến công ty vừa có thể tăng danh mục video và lưu lượng truy cập, trong khi vẫn có thể trở thành một "đồng minh" của các chủ sở hữu bản quyền, bất chấp việc hàng loạt video có chứa nội dung bị xâm phạm bản quyền vẫn được tải lên đều đặn trên nền tảng này.

Hệ thống mà YouTube sử dụng mang tên Content ID và đó là màn trình diễn công nghệ rất ấn tượng về một công cụ, thứ không những giúp YouTube non trẻ không bị kiện ra tòa, mà còn biến YouTube thành một cỗ máy kiếm tiền hàng đầu cho một ngành công nghiệp sáng tạo.

Tất nhiên, phim ảnh và âm thanh có nhiều yếu tố “cá tính” hơn văn bản. Nội dung được thể hiện qua các gương mặt hoặc giọng nói sẽ mang lại nhiều sự khác biệt ngay lập tức, so với việc tiếp nhận các từ ngữ trên màn hình.

Đây là lý do tại sao giá trị của một ca sỹ như Drake trở nên rất khác biệt và cụ thể. Giá trị này không thể cho một nghệ sĩ hip hop khác "mượn" một cách đơn giản.

Để so sánh thì ở các nội dung dựa trên văn bản, rất nhiều bài báo từ một nhà xuất bản cụ thể sẽ chia sẻ các đặc điểm cá tính nhất định và trở nên không quá khác biệt với nhau. Và, bạn có thể có được sự hài lòng tương đương nhau, khi đọc bài báo về một chủ đề nhất định được đăng trên các ấn phẩm với tầm cỡ ngang nhau.

Thực tế này sẽ làm suy yếu khả năng của người nắm bản quyền đối với nội dung dựa trên văn bản, trong việc đàm phán với các công ty sở hữu AI sáng tạo về hoạt động đào tạo dựa trên nội dung văn bản.

Vì nếu một công ty xuất bản A đưa ra các yêu cầu nhất định (hoặc yêu cầu xóa) một nội dung văn bản được dùng để đào tạo AI, người ta có thể dùng dữ liệu văn bản tương đương từ công ty xuất bản B.

Hollywood và ngành công nghiệp ghi âm có sẵn tính khác biệt trong các tài sản sáng tạo của họ. Điều này vừa làm tăng giá trị của tài sản, vừa mang lại cho người sở hữu sức mạnh để bảo vệ chúng.

Ví dụ việc công ty AI sáng tạo không nắm quyền sở hữu bộ phim “Chiến tranh giữa các vì sao” (Star Wars) khiến cho việc đào tạo AI làm bất cứ thứ gì liên quan đến bộ phim này đều rất khó khăn.

Tất cả các nội dung liên quan mà công ty AI sáng tạo cần sử dụng để đào tạo AI của họ đều đã được bảo vệ bởi luật bản quyền và nó thuộc về một chủ sở hữu cụ thể.

Và nếu có nội dung nào đó liên quan tới “Chiến tranh giữa các vì sao” được một AI sáng tạo sản xuất ra thì không khó để tưởng tượng rằng nội dung tổng hợp này sẽ nhanh chóng bị kiện ra tòa.

Lucian Grainge, Giám đốc điều hành của Universal Music Group (UMG), đã lưu ý trong một cuộc họp thông báo về doanh thu vào tuần trước rằng các nền tảng phân phối âm nhạc do AI tạo ra sẽ có thêm trách nhiệm xác định nội dung vi phạm bản quyền hoặc nội dung trong đó AI được đào tạo dựa trên giọng của các nghệ sỹ.

Tuy nhiên, có một yếu tố quan trọng đã được đưa ra. Grainge lưu ý rằng UMG sẽ sẵn sàng cấp phép bản quyền cho các doanh nghiệp “hợp pháp” và mang tính “hỗ trợ” cho những bên nắm quyền sở hữu bản quyền.

Nếu chỉ xuất hiện một dấu hiệu cho thấy AI sáng tạo có thể làm giảm tiềm năng doanh thu từ công việc sáng tạo trong tương lai - và làm giảm giá trị sản phẩm của các hãng phim và hãng thu âm - thì mối đe dọa sẽ được xem là rất nghiêm trọng.

Cuoc chien ban quyen voi AI trong am nhac la phep thu tot cho bao chi hinh anh 2

AI đang đặt ra thách thức lớn đối với báo chí truyền thống. (Ảnh minh họa. Nguồn: Merh News)

Netflix, Spotify, Hulu là các nền tảng đã được phép tồn tại chỉ để lấn át Napster và Bittorrent (nền tảng chia sẻ nội dung P2P) và chiến lược này đã có hiệu quả.

Điều mà hầu hết người dùng muốn không phải là tránh trả tiền mua nội dung, mà họ muốn được tiếp cận với các nội dung một cách thoải mái không bị hạn chế và càng dễ tiếp cận càng tốt.

Content ID của YouTube là một "hiệp định hòa bình" đã biến hành vi xâm phạm bản quyền thành một phương pháp chia sẻ doanh thu tự động.

Về cơ bản, các công ty công nghệ và công ty nắm giữ bản quyền sáng tạo đã thiết kế ra những mô hình chia sẻ doanh thu mà họ có thể chấp nhận được và hỗ trợ điều này bằng công nghệ.

Trong khi đó, đối với lĩnh vực tin tức, các tờ báo chưa có cách để sao chép hoàn hảo một phương thức chia sẻ doanh thu và bảo vệ bản quyền như mô hình sáng tạo nội dung.

Khi báo chí đưa tin từ một cuộc họp báo cũng được phát sóng trực tiếp (livestream) trên Internet, tài sản tạo ra sẽ rất phức tạp và khó bảo vệ hơn so với tác phẩm là một bài phân tích được làm cẩn thận, được xây dựng từ nhiều cuộc phỏng vấn do phóng viên thực hiện.

Một vấn đề mà hoạt động sản xuất tin tức đang đối mặt là sự xuất hiện của các trang web có nội dung bắt chước rất chung chung.

Chỉ trong tuần này, tổ chức Newsguard chuyên giám sát thông tin sai lệch trên Internet, thông báo đã xác định được 49 trang web dường như chỉ đang tạo ra các nội dung tin tức “cơ bản” (thông qua việc sao chép và bắt chước các trang khác) bằng một số ngôn ngữ phổ biến.

Các trang web này, chủ yếu có mục tiêu kiếm tiền thông qua lượng lớn quảng cáo lập trình, khiến người ta nhớ tới những hình thức "trang trại nội dung" ngày xưa: không có khả năng thu hút sự chú ý nhờ nội dung riêng độc đáo, mà chủ yếu hướng đến số lượng lớn lượt truy cập với chi phí thấp hơn so với doanh thu quảng cáo trên mỗi trang.

Nhưng câu chuyện quan trọng hơn nằm trong các thỏa thuận quy mô lớn, liên quan tới các AI lớn được đào tạo dựa trên nội dung có bản quyền.

Vì vậy, sẽ rất thú vị khi theo dõi xem các cuộc đối thoại giữa các ông lớn - các ngành công nghiệp sáng tạo và các nền tảng công nghệ lớn - phát triển như thế nào, dù là về việc cấp phép bản quyền nội dung đơn lẻ hay cấp phép dựa trên danh mục.

Cuối cùng, trọng tâm của vấn đề có thể là việc tạo ra một mô hình chung để chia sẻ doanh thu, hơn là cấp phép cụ thể cho các tài sản.

TTXVN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top