Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Thêm 12 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thứ Sáu 02/06/2023 | 16:00 GMT+7

VHO - Bộ VHTTDL đã công bố quyết định ghi danh các di sản vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc các tỉnh, thành: Tuyên Quang, Điện Biên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Yên Bái và Hà Nội.

Lễ nhảy lửa của người Pả Then, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình. Ảnh: TTXVN

Theo đó, tỉnh Tuyên Quang có bốn di sản được ghi danh đợt này, gồm: Lễ nhảy lửa của người Pả Then, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình; lễ hội Đình Hồng Thái, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương; tri thức về Cọn Nước của người Tày các xã Trung Hà, Hà Lang, huyện Chiêm Hóa, xã Côn Lôn, huyện Na Hang, xã Phúc Yên, huyện Lâm Bình; tri thức và tập quán trồng lúa nước của người Tày các xã Lăng Can, Hồng Quang, Khuôn Hà, Thượng Lâm, Phúc Yên, huyện Lâm Bình.  

Tỉnh Điện Biên cũng có bốn di sản được ghi danh là: Nghề rèn của người Mông; nghệ thuật múa của người Lào hai huyện Điện Biên và Điện Biên Đông; lễ cúng dòng họ của người Mông trắng các huyện Tuần Giáo, Điện Biên, Điện Biên Đông; nghệ thuật làm trang phục của người Hà Nhì, các xã Sín Thầu, Leng Su Sìn, Sen Thượng, Chung Chải, huyện Mường Nhé.

Cùng với đó, tỉnh Cao Bằng có Nghề thủ công truyền thống Nghề dệt thổ cẩm của người Tày, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng; Yên Bái có Nghệ thuật trình diễn dân gian Nghệ thuật Khèn của người Mông, huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn; Bắc Kạn có Nghệ thuật trình diễn dân gian hát ru của người Tày, xã Giáo Hiệu, huyện Pác Nặm; Hà Nội có Lễ hội truyền thống Hội thề trung hiếu đền Đồng Cổ, phường Bưởi, quận Tây Hồ.

Đặc biệt, trong số các di sản văn hoá phi vật thể nói trên, Lễ nhảy lửa của người Pả Then, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang lần thứ hai được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Trước đó, trong đợt một, tại văn bản số 5079/QĐ – BVHTTDL ngày 27.12.2012, di sản này đã được Bộ VHTTDL công nhận ở lĩnh vực lễ hội truyền thống.

Bộ VHTTDL đề nghị chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

TÙNG QUANG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top