Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Báo chí Campuchia: Việt Nam quan tâm phát triển vùng đồng bào Khmer

Thứ Bảy 03/06/2023 | 11:55 GMT+7

VHO- Báo Tia sáng Campuchia có bài viết thông tin về chính sách ưu tiên đầu tư phát triển của Chính phủ Việt Nam với cộng đồng các dân tộc thiểu số, đặc biệt là đồng bào Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Bao chi Campuchia: Viet Nam quan tam phat trien vung dong bao Khmer hinh anh 1

Người dân Khmer ở xã Vị Bình (tỉnh Hậu Giang) đến chùa Ratana Paphia Vararam thực hiện nghi lễ đón Tết Chôl Chnăm Thmây. (Ảnh: Hồng Thái/TTXVN)

Ngày 2.6, báo Tia sáng Campuchia (Rasmei Kampuchea) - một trong những cơ quan báo chí uy tín và lâu đời nhất ở Vương quốc Campuchia - đăng bài viết có tiêu đề “Việt Nam quan tâm tạo sinh kế bền vững gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Khmer.”

Bài viết thông tin về chính sách ưu tiên đầu tư phát triển của Chính phủ Việt Nam đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung, khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, trong đó có bà con dân tộc Khmer - một trong số 53 dân tộc thiểu số đang sinh sống trên đất nước Việt Nam.

Bài viết dẫn nội dung thảo luận và các tham luận tại hội thảo “Giải pháp phát triển kinh tế-xã hội bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng đồng bằng sông Cửu Long” diễn ra tại Thành phố Cần Thơ vào trung tuần tháng 5.2023, cho biết khu vực đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên 40.816,4km2 với bờ biển dài 750km và đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Campuchia dài 330km, dân số 17,3 triệu người với 44 thành phần dân tộc cùng sinh sống.

Theo kết quả điều tra thống kê 53 dân tộc thiểu số năm 2019, khu vực này có 43 dân tộc thiểu số sinh sống với hơn 1,3 triệu người, chiếm gần 7,6% dân số toàn vùng.

Trong số cộng đồng các dân tộc thiểu số ở khu vực, người Khmer có số lượng đông nhất với trên 1,1 triệu người.

Theo bài viết, cũng như cộng đồng các dân tộc thiểu số khác cộng cư lâu đời trên vùng đất này, người Khmer sinh sống đan xen với dân tộc Kinh ở 9 tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phần lớn gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Tác giả bài viết cho rằng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung, người Khmer nói riêng có bản sắc văn hóa, tôn giáo truyền thống, phong tục tập quán và tiếng nói, chữ viết riêng, góp phần tạo nên nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng, như chia sẻ của Thượng tọa Lý Hùng tại hội thảo “Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú, thống nhất trong nền văn hóa Việt Nam nói chung, nền văn hóa sông nước vùng Tây Nam Bộ nói riêng.”

Bao chi Campuchia: Viet Nam quan tam phat trien vung dong bao Khmer hinh anh 2

Đường về các phum sóc Khmer Sóc Trăng. (Ảnh: Chanh Đa/TTXVN)

Bài viết nhận định song song với việc chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thông qua nhiều chương trình, dự án ưu tiên trong những năm qua, Đảng và Chính phủ Việt Nam thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện cho người Khmer duy trì tổ chức các sinh hoạt tôn giáo và hoạt động lễ hội truyền thống dân tộc.

Toàn vùng có 446 ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer với trên 8.000 nhà sư đang tu học, được xem là trái tim của phum sóc Khmer, nơi thường xuyên diễn ra các nghi thức tôn giáo, lễ hội truyền thống như Vào Năm mới, Phật đản, Cúng Ông bà, Ook-om-boc... rộn ràng phum sóc.

Theo tác giả bài viết, bên cạnh việc quan tâm đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho đồng bào, các chính sách về giáo dục đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong cộng đồng dân tộc Khmer cũng được quan tâm chú trọng và từng bước phát huy hiệu quả.

Khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện có 34 trường phổ thông dân tộc nội trú với quy mô hơn 11.600 học sinh, chủ yếu là con em đồng bào Khmer. Đáng lưu ý, cùng với việc tổ chức dạy học hiệu quả ở các trường phổ thông dân tộc nội trú, số lượng học sinh, sinh viên dân tộc ngày càng tăng; chính sách dạy chữ dân tộc cũng thường xuyên được quan tâm thông qua việc bố trí dạy và học chữ Khmer tại các điểm trường phổ thông ở những nơi chưa đủ điều kiện mở trường dân tộc nội trú, cũng như hoạt động tổ chức dạy chữ dân tộc tại các điểm chùa Khmer trong dịp Hè.

Ngoài ra, tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long còn có trường Đại học Ngôn ngữ-Văn hóa-Nghệ thuật Khmer Nam Bộ và Nhân văn thuộc Đại học Trà Vinh, được xem là vườn ươm nguồn nhân lực, nơi đào tạo đội ngũ trí thức kế thừa, tiếp bước thế hệ đi trước trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của người Khmer ở Việt Nam.

Dẫn lời giới nghiên cứu và các nhà quản lý tại hội thảo nêu trên, bài viết trên báo Tia sáng Campuchia nhận định: “Vấn đề tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung, cộng đồng người Khmer ở Việt Nam nói riêng được tạo dựng chính từ nền tảng của việc gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc.

Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã xác định quan điểm, mục tiêu, giải pháp phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, nhấn mạnh việc tạo sinh kế bền vững trên cơ sở bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.”

Theo Tia sáng Campuchia, các cơ quan, ban ngành hữu quan các cấp của Việt Nam đã và đang tập trung triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Trong đó, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025) đã được Chính phủ Chính phủ Việt Nam phê duyệt với tổng kinh phí dự toán lên đến gần 137.665 tỷ đồng.

Từ góc độ tiếp cận trên, bài viết nhấn mạnh “Đối với các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc triển khai thực hiện chương trình này với các dự án liên quan được xem là những giải pháp căn cơ để phát triển kinh tế-xã hội, tạo sinh kế bền vững gắn với việc bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, vùng đồng bào dân tộc Khmer nói riêng.

TTXVN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top