Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Huyện miền núi, vùng cao Bình Định bừng sáng từ những cung đường

Thứ Tư 07/06/2023 | 09:44 GMT+7

VHO - Thời gian qua, để nâng cao chất lượng đời sống người dân vùng cao, đặc biệt đối với bà con đồng bào thiểu số, huyện Hoài Ân Đối (Bình Định) đã đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông về những vùng cao, khó khăn. Những cung đường dân sinh nơi đây đã làm bừng sáng đời sống của bà con vùng cao.

Vượt khó đi lên

Nằm ở phía Bắc của tỉnh Bình Định, huyện Hoài Ân là vùng đất nối liền dải đồng bằng ven biển phía đông với đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ ở phía tây, đồng thời là một địa bàn xung yếu của tỉnh Bình Định, có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng. Hoài Ân đồng thời là vùng đất có lịch sử lâu đời, giàu truyền thống yêu nước và văn hóa.

Nhìn lại, Hoài Ân đã từng là nơi xuất phát và là căn cứ của cuộc khởi nghĩa chàng Lía (thế kỷ XVIII), là địa bàn hoạt động của nghĩa quân chống Pháp trong phong trào Cần Vương (1885- 1887) do Bùi Điền và Tăng Bạt Hổ chỉ huy. Trong kháng chiến chống Pháp, Hoài Ân là nơi đóng cơ quan của Liên khu ủy khu V và Ủy ban Kháng chiến hành chính miền Nam Trung bộ. Trong kháng chiến chống Mỹ, Hoài Ân là cái nôi ra đời của Sư đoàn 3 Sao vàng anh hùng, là mảnh đất còn lưu giữ nhiều chiến công oanh liệt đánh bại nhiều đơn vị sừng sỏ của Mỹ – Ngụy, với với những địa danh đã đi vào lịch sử như Gò Loi, núi Chéo…

Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước, từ đó đến nay, bằng khát vọng, quyết tâm đi lên, các cấp ngành huyện Hoài Ân đã không ngừng tìm tòi, học hỏi xây dựng và phát triển quê hương ngày càng khởi sắc. Nếu so về kinh tế, tất nhiên Hoài Ân bây giờ vẫn chưa phải là “ngôi sao” sáng nhất của tỉnh Bình Định, nhưng nếu so về chất lượng của hạ tầng giao thông, có lẽ đây là một trong những địa phương có con đường giao thông tốt nhất. 

Hiện cầu Mục Kiến đi trung tâm xã Đắk Mang đang đẩy nhanh tiến độ thi công, dự kiến sẽ hoàn thành trước mùa mưa năm 2023

Bà Trần Thị Anh (61 tuổi, xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân) chia sẻ: “Nhiều năm trước, đường đi về các xã như Đắk Mang, Ân Hữu… rất khó đi. Vì vậy, điều kiện phát triển kinh tế của bà con bị hạn chết rất nhiều. May sao những năm gần đây, huyện liên tục đầu tư nâng cấp các tuyến đường nên bà con đi lại dễ dàng hơn. Từ đó, việc đi lại, giao thương của người dân cũng thuận tiện hơn nhiều”. 

Gắng sức để có những con đường chất lượng

Trong những năm qua, huyện Hoài Ân cố gắng thực hiện tốt công tác huy động vốn để đầu tư các công trình dân sinh, phúc lợi. Đồng thời xác định cơ sở hạ tầng giao thông là “bà đỡ”, tạo sức bật cho các địa phương phát triển, đặc biệt đối với 3 xã vùng cao (Đăk Mang, Bok Tới, Ân Sơn) và vùng miền núi. Tuyến đường từ xã Ân Hữu đi xã Đak Mang (đoạn Xuân Sơn và đoạn cầu Nước Lương đi thôn T6 xã Đak Mang) dài hơn 4,3km, kinh phí hơn 19 tỉ đồng là một dẫn chứng. Từ khi được đầu tư nâng cấp, việc đi lại của bà con dễ dàng hơn. 

Thấy được sự quan trọng khi đầu tư những con đường chất lượng, từ năm 2022, huyện Hoài Ân tiếp tục đầu tư nâng cấp các tuyến đường đi các xã miền núi như: Nâng cấp, mở rộng tuyến đường từ cầu Bù Nú (xã Ân Nghĩa) đi các thôn T4, T5 (xã Bok Tới) dài 6,2 km, với tổng mức đầu tư trên 29,7 tỉ đồng; nâng cấp tuyến đường Ân Hữu - Đăk Mang (đoạn Xuân Sơn và đoạn cầu Nước Lương đi thôn T6 xã Đăk Mang dài 4,4 km, với tổng mức đầu tư trên 17,46 tỉ đồng).

Những ngày đầu tháng 6, chúng tôi có dịp “tận mục sở thị” đến công trình thuộc dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường từ cầu Mục Kiến, xã Ân Đức đi trung tâm xã Đăk Mang. Theo ghi nhận, công nhân của các đơn vị đang nỗ từng ngày giờ để đẩy nhanh tiến độ, kịp hoàn thành cây cầu để bà con đi lại, đặc biệt thuận lợi giao thông trong mùa mưa bão sắp đến.

Kể từ khi các con đường dân sinh được đầu tư, kinh tế của người dân địa phương ở các xã vùng cao, khó khăn cũng dần phát triển hơn

Theo Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất huyện Hoài Ân, tuyến đường từ cầu Mục Kiến, xã Ân Đức đi trung tâm xã Đăk Mang với tổng vốn khoảng 68,5 tỉ đồng, từ nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ giai đoạn 2021 - 2025 và vốn ngân sách huyện. Công trình được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp VI đồng bằng và đồi; tốc độ thiết kế 30 km/giờ; nền đường rộng 6,5 m; mặt đường rộng 5,5 m; dài trên 9,6 km và được chia thành 5 đoạn. Dự kiến trong năm 2023, dự án hoàn thành tạo thành tuyến giao thông chính kết nối xã vùng cao Đăk Mang với trung tâm huyện Hoài Ân và đi qua các xã Ân Hữu, Ân Đức.

Không dừng lại ở đó, khi thấy những khó khăn và nguy hiểm vào mùa mưa bão của người dân khi đi qua cây cầu cũ, UBND huyện Hoài Ân tiếp tục đầu tư xây mới hoàn toàn cây cầu Hiệp Định (thôn Phú Ninh, xã Ân Nghĩa), với tổng chiều dài 118m, tổng kinh phí trên 35 tỉ đồng, dự kiến tháng 10.2023 cầu sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng. Hơn hết, cầu Hiệp Định không chỉ là phao cứu sinh của hơn 1.000 người dân thôn Phú Ninh mỗi khi đến mùa mưa mà còn mở ra cơ hội đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội cho các vùng lân cận.  “Đây là chuyện vui không thể nào vui hơn đối với chúng tôi. Như vậy, sẽ không còn cảnh những mùa mưa phải gồng mình đi qua cây cầu cũ hết sức nguy hiểm”, bà Nguyễn Thị Mùa, một người dân vui nói. 

Ông Nguyễn Hữu Khúc, Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân cho biết: Hoài Ân có được diện mạo đô thị mới như hôm nay là nhờ sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Định, sự giúp đỡ của các sở ngành, cùng với đó là sự quyết tâm chính trị của đảng bộ, chính quyền; đặc biệt là sự đồng thuận, tích cực tham gia của người dân đối với việc thực hiện nhiệm vụ triển kinh tế, xã hội của huyện nhà.

Theo ông Khúc, huyện Hoài Ân đã và đang tập trung đầu tư, hỗ trợ người dân vùng dân tộc thiểu số phát triển kinh tế ổn định cuộc sống, bằng cách chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị từ thị trấn Tăng Bạt Hổ đến các vùng miền núi theo hướng văn minh, sạch, đẹp. Hiện nay, nhiều tuyến đường được đầu tư hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân vùng cao, vùng đồng bằng. Kết cấu hạ tầng phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân trong toàn huyện. 

PHAN HIẾU

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top