Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Về con tàu cổ đắm ở vùng biển xã Bình Hải (Quảng Ngãi): Phương án nào để khảo sát, thăm dò?

Thứ Tư 07/06/2023 | 10:23 GMT+7

VHO- “Theo phương án, tính cấp thiết hiện nay là phải khảo sát thăm dò để xác định tọa độ vị trí tàu cổ đắm; hình dạng, kích thước chiều dài, chiều rộng, độ cao thân tàu, xác định trữ lượng hàng hóa được chở trên tàu, lấy mẫu gỗ, mẫu gốm sứ trên tàu để thẩm định. Trên cơ sở kết quả khảo sát thăm dò sẽ thành lập Hội đồng đánh giá các giá trị của di sản tàu cổ đắm...”.

 TS Đoàn Ngọc Khôi, Phó giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi kiểm tra các đồ gốm sứ từ tàu cổ đắm

 Đó là một trong những nội dung được Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi đưa ra vào chiều qua 6.6 về phương án khảo sát, thăm dò tàu cổ đắm tại vùng biển thôn Phước Thiện, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn.

Hiện nay, việc phát lộ tàu cổ đắm ở vùng biển thôn Phước Thiện có nguy cơ bị hủy hoại do khai thác trái phép, do đó cần khẩn cấp khảo sát thăm dò để khai quật nhằm bảo tồn nguyên vẹn di sản tàu cổ đắm.

Theo phương án, tính cấp thiết hiện nay là phải khảo sát thăm dò để xác định tọa độ vị trí tàu cổ đắm; hình dạng, kích thước chiều dài, chiều rộng, độ cao thân tàu, xác định trữ lượng hàng hóa được chở trên tàu, lấy mẫu gỗ, mẫu gốm sứ trên tàu để thẩm định. Trên cơ sở kết quả khảo sát thăm dò sẽ thành lập Hội đồng đánh giá các giá trị của di sản tàu cổ đắm. Từ đó xây dựng phương án khai quật khảo cổ học dưới nước tốt nhất để nghiên cứu, thu hồi toàn bộ cổ vật trên tàu cổ đắm và xác tàu cổ đắm. Phải đảm bảo tính khoa học trong quá trình khảo sát thăm dò, đảm bảo công tác bảo vệ hiện trường, an ninh an toàn cho quá trình khảo sát thăm dò.

Dự kiến diện tích khảo sát thăm dò tàu cổ đắm 1.000m2. Tiến hành khảo sát, thăm dò tàu cổ đắm trong khoảng thời gian 15 ngày (trừ trường hợp thời tiết trên biển xấu không thể tổ chức khảo sát, thăm dò). Sử dụng một phương tiện sà lan nổi định vị tại vị trí công trường, lắp đặt thiết bị thi công, đây là phương tiện chính và phải có đầy đủ các điều kiện cần thiết cho công tác khảo sát thăm dò. Máy móc, vật tư kỹ thuật phục vụ công tác khảo sát, thăm dò… Dự kiến huy động 8-10 thợ lặn chuyên nghiệp và 4 công nhân phục vụ làm việc liên tục. Đội ngũ công nhân là những người có tay nghề cao và đã tham gia thi công các công trình tương tự. Phương án nêu rõ, sử dụng biện pháp trực, giám sát thường xuyên; tổ chức khoanh vùng khu vực khảo sát, thăm dò di sản văn hóa dưới nước, thả hệ thống phao nổi nhằm bảo vệ, ngăn chặn tàu thuyền không được phép tiếp cận khu vực khảo sát, thăm dò, tránh làm thất thoát, hư hại di sản văn hóa dưới nước. Doanh nghiệp tham gia thực hiện khảo sát, thăm dò có trách nhiệm bảo hiểm và bảo đảm điều kiện an toàn lao động cho lực lượng tham gia thăm dò…

 Lực lượng chức năng thu giữ hiện vật do ngư dân khai thác trái phép tại vùng biển thôn Phước Thiện, xã Bình Hải

Lực lượng Biên phòng, Công an theo chức năng nhiệm vụ được phân công bố trí lực lượng tuần tra thường xuyên, nắm bắt thông tin, kịp thời xử lý các tình huống xảy ra tại khu vực khảo sát, thăm dò và trong suốt quá trình khảo sát, thăm dò; bảo vệ cổ vật, bảo vệ an ninh an toàn cho đội ngũ chuyên gia, thợ lặn và các cá nhân có liên quan tham gia công tác khảo sát, thăm dò. UBND huyện Bình Sơn, UBND xã Bình Hải tuyên truyền cho nhân dân địa phương về ý nghĩa của công tác khảo sát, thăm dò; phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý, bảo vệ hiện trường tàu cổ đắm tại địa điểm khảo sát, thăm dò. Trong thời gian khảo sát thăm dò và sau khi kết thúc khảo sát thăm dò, đơn vị thi công phối hợp với lực lượng Biên phòng thả phao khoanh vùng. Biên phòng có trách nhiệm nghiêm cấm ngư dân neo dậu tàu thuyền trong khu vực đã khoanh vùng.

Ghi chép hằng ngày quá trình khảo sát, thăm dò và có báo cáo toàn bộ kết quả khảo sát, thăm dò. Bàn giao kết quả thăm dò cho Sở VHTTDL, gồm: Nhật ký khảo sát, thăm dò; các mẫu vật thăm dò; báo cáo kết quả khảo sát, thăm dò; tài liệu phim, ảnh chụp quá trình khảo sát, thăm dò. Trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp được giao nhiệm vụ thực hiện công tác khảo sát, thăm dò phải thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước, bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ, bảo đảm vệ sinh không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện công tác thăm dò phải thực hiện bố trí các thành viên của đơn vị ăn, ở, sinh hoạt, bảo đảm vệ sinh không ảnh hưởng môi trường xung quanh trong thời gian thăm dò. Ngoài ra, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành liên quan; UBND huyện Bình Sơn và đơn vị trực thuộc; đơn vị thi công khảo sát thăm dò tàu cổ đắm có trách nhiệm bảo mật toàn bộ thông tin thu thập được trong quá trình khảo sát, thăm dò tàu cổ đắm tại vùng biển thôn Phước Thiện, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn theo đúng quy định của Nhà nước.

Trước đó, Văn Hóa đã có bài phản ánh Hiện vật do ngư dân khai thác trái phép là cổ vật: Khả năng từ con tàu đắm cổ, Sở VHTTDL tỉnh phối hợp cơ quan chức năng của tỉnh và huyện Bình Sơn kiểm tra hiện trường phát hiện di sản văn hóa, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng đã bố trí lực lượng túc trực bảo vệ hiện trường tàu cổ đắm. Hiện vật do Biên Phòng thu hồi từ tàu lặn khai thác trái phép của ngư dân Bình Định ở vùng biển xã Bình Hải gồm 33 đĩa, 7 tô có nguồn gốc từ tàu cổ đắm, bị vùi trong lớp bùn và có hàu bám ở độ sâu khoảng 60m nước; xác tàu cổ đắm cần được xác thực làm rõ qua công tác thăm dò. Hàng hóa được chở trên tàu buôn hải hành trên con đường tơ lụa trên biển, khả năng tàu bị chìm nhanh khi gặp bão nên hàng hóa gốm sứ còn giữ nguyên vẹn, trên thân một số đồ gốm sứ còn vết bùn và hàu bám, xác tàu vùi trong bùn.

Hiện vật gồm có 3 loại đồ celadon men ngọc vẽ ám họa và vẽ ánh vàng trên men, một số men trắng; loại đồ gốm men xanh trắng vẽ hoa lam phân ô; loại đồ gốm men trắng vẽ hoa màu đỏ. Loại celadon men ngọc ám họa vẽ ánh vàng rất độc đáo. Nhóm gốm sứ tàu cổ đắm vừa thu hồi có nguồn gốc từ các lò gốm vùng Chương Châu (Nam Trung Hoa) có niên đại ở thế kỷ XVI - XVII thuộc thời Minh. Nhận định bước đầu, đây là di sản tàu cổ đắm do bão tố chìm ngay ở thời điểm đó, toàn bộ tàu nằm ở độ sâu trên dưới 60m, toàn bộ xác tàu và hàng hóa bị vùi trong bùn nên có khả năng còn giữ được nguyên vẹn.

 Hiện nay, việc phát lộ tàu cổ đắm ở vùng biển thôn Phước Thiện có nguy cơ bị hủy hoại do khai thác trái phép, do đó cần khẩn cấp khảo sát thăm dò để khai quật nhằm bảo tồn nguyên vẹn di sản tàu cổ đắm.

 “Nhóm gốm sứ tàu cổ đắm vừa thu hồi được có nguồn gốc từ các lò gốm vùng Chương Châu (Nam Trung Hoa) có niên đại ở thế kỷ 16 - 17 thuộc thời Minh. Nhận định bước đầu, đây là di sản tàu cổ đắm do bão tố chìm ngay ở thời điểm đó, toàn bộ tàu nằm ở độ sâu trên dưới 60m, toàn bộ xác tàu và hàng hóa bị vùi trong bùn nên có khả năng còn giữ được nguyên vẹn”.

NHƯ ĐỒNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top