Chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh trong trường học: Chia sẻ và cảm thông để “không còn sợ hãi”

VHO- Với trẻ vị thành niên, trường học là một trong những môi trường tâm lý xã hội trọng yếu nhất, là nơi có cả nguy cơ lẫn cơ hội để thúc đẩy và hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho các em. Việc thiết lập các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợcũng nhưgiải quyết các yếu tốnguy cơ liên quan đến học đường.

 

Chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh trong trường học: Chia sẻ và cảm thông để “không còn sợ hãi” - Anh 1

Áp lực học hành và sự thiếu kết nối tại môi trường học đường là một trong những nguyên nhân gây bất ổn sức khoẻ tâm thần của học sinh

Các yếu tố nguy cơ chính đối với sức khỏe tâm thần của trẻ vị thành niên ở Việt Nam gồm nhiều yếu tố, trong đó có việc thiếu kết nối tại trường học, áp lực học tập, tình trạng bắt nạt và những tác nhân gây căng thẳng xã hội... Tính cạnh tranh của chương trình học cấp THCS và THPT khiến các em bị áp lực nặng nề, lượng kiến thức phải học lớn và ít được tham gia các khóa học tích cực về nâng cao sức khỏe tâm thần và phát triển toàn diện, như kỹ năng sống, nghệ thuật và thể thao. Một số học sinh cho biết, các em có cảm giác sợ hãi, lo âu, chán nản, buồn bã, phần lớn cảm giác này đều có liên quan tới thành tích học tập và suy nghĩ về tương lai.

 Thiếu kết nối trong môi trường học tập

Theo UNICEF, có khoảng 26% học sinh Việt Nam có nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần từ trung bình đến cao. Một nghiên cứu của UNICEF cho thấy, 12% số trẻ em và trẻ vị thành niên (hơn 3 triệu) có vấn đề về sức khỏe tâm thần và cần sử dụng dịch vụ hỗ trợ. Tương tự với xu hướng toàn cầu, trẻ em trai tại Việt Nam có tỷ lệrối loạn hành vi cao hơn, còn trẻ em gái lại gặp vấn đề cảm xúc như lo âu và trầm cảm nhiều hơn.

Nguy cơ tự tử ở trẻ vị thành niên liên quan tới trầm cảm và các vấn đề sức khỏe tâm thần hiện đang là mối quan ngại lớn. Nghiên cứu của UNICEF chỉ ra rằng, có 21,4% trẻ em gái và 7,9% trẻ em trai trong độ tuổi vị thành niên từng chia sẻ “có suy nghĩ về việc tự sát”, trong khi một nghiên cứu khác đề cập “có 5,8% trẻ vị thành niên từng cố gắng tự sát”. Tuy nhiên, rất ít trẻ vị thành niên gặp vấn đề sức khỏe tâm thần được điều trị hay hỗ trợ, một phần bởi sự thiếu hiểu biết về các vấn đề sức khỏe tâm thần, cũng như các dịch vụ và nguồn lực chăm sóc còn hạn chế.

Các yếu tố nguy cơ chính đối với sức khỏe tâm thần của trẻ vị thành niên ở Việt Nam bao gồm nhiều yếu tố, trong đó có việc thiếu kết nối tại trường học, áp lực học tập, tình trạng bắt nạt và những tác nhân gây căng thẳng xã hội... Tính cạnh tranh của chương trình học cấp THCS và THPT tại Việt Nam khiến các em bị áp lực nặng nề, lượng kiến thức phải học lớn và ít được tham gia các khóa học tích cực về nâng cao sức khỏe tâm thần và phát triển toàn diện, như kỹ năng sống, nghệthuật và thể thao. Một sốhọc sinh cho biết, các em có cảm giác sợ hãi, lo âu, chán nản, buồn bã, phần lớn cảm giác này đều có liên quan tới thành tích học tập và suy nghĩ về tương lai.

Các vấn đề sức khỏe tâm thần cũng có liên quan tới các yếu tố về hoàn cảnh học tập, chẳng hạn như nhận thức về an toàn, sự gắn kết của học sinh với nhà trường. Các chuyên gia tâm lý chỉra rằng, trẻ vị thành niên gắn bó với trường học ít gặp các triệu chứng tâm lý hơn, trong khi những em ít gắn kết với trường học - thường là các trẻ em gái - hay gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần hơn. Điều đáng quan ngại là một sốem không cảm thấy thoải mái khi tìm tới giáo viên để nhờhỗ trợ về mặt học tập hay tâm lý. Chính vì vậy, có nhiều em bịbắt nạt, nhưng không phải giáo viên nào cũng nhận ra.

Giáo viên cần nhận biết được các dấu hiệu bất ổn của học sinh

Trên thực tế, một trong những yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tâm thần của học sinh chính là sựthiếu kiến thức về sức khỏe tâm thần của chính các em cũng nhưgia đình và giáo viên. Hiện nhiều trường học vẫn thiếu các phòng chuyên về tư vấn tâm lý học đường và cán bộ tham vấn đã được đào tạo bài bản. Những cơ hội để hỗ trợ và xác định sớm các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh cũng bị bỏ lỡ một phần do thiếu kiến thức.

Đội ngũgiáo viên, hiệu trưởng và BGH của các trường nhận thức được tầm quan trọng của mối quan hệgiữa giáo viên và học sinh trong việc xác định các vấn đề sức khỏe tâm thần và hỗ trợ học sinh, nhưng việc thực hiện gặp khó khăn do nhiều yếu tốnhưsĩ số lớp học đông, các chương trình đào tạo giáo viên chưa đặt nặng vấn đề này và thiếu sự ưu tiên trong chương trình giảng dạy.

Đểnâng cao sức khỏe tâm thần, bảo vệnhững em dễ bị tổn thương, các trường học cần thúc đẩy mối quan hệtích cực giữa giáo viên và học sinh, giảm áp lực học tập, tăng cường kết nối học sinh với nhà trường cũng nhưxây dựng mối quan hệtích cực giữa các em. Các bậc cha mẹ cũng nên nhận được hỗ trợ để giúp họkết nối với con cái. Các chương trình đào tạo và tư vấn nên chia sẻ kiến thức về sức khỏe, dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ em, khuyến khích học tập trong gia đình và hỗ trợ hướng dẫn kỹ năng cho các bậc cha mẹ.

Cần nâng cao nhận thức trong xã hội để thúc đẩy sức khỏe tâm thần tích cực, khuyến khích trẻ em và trẻ vị thành niên tìm tới bạn bè, cha mẹvà các chuyên gia khi gặp khó khăn về sức khỏe tâm thần. Các bậc cha mẹ, giáo viên và người lớn cũng nên nhận thức được cách xác định các dấu hiệu cảnh báo rằng trẻ em hoặc trẻ vị thành niên có thể đang phải vật lộn với các vấn đề sức khỏe tâm thần.

Cần xây dựng nguồn nhân lực có chuyên môn sâu về sức khỏe tâm thần ở học sinh, lồng ghép nội dung đào tạo về sức khỏe tâm thần và tâm lý của học sinh tuổi vị thành niên vào các chương trình đào tạo giáo viên tổng quát ở ĐH. BộGD&ĐT cũng cần có các khóa học dành cho giáo viên, trong đó đi sâu tìm hiểu các triệu chứng của sức khỏe tâm thần, phát hiện những dấu hiệu ở giai đoạn đầu, cũng như phát hiện các dấu hiệu khó nhận thấy của vấn đề tâm thần hoặc tổn thương tâm lý. Giáo viên cần có khả năng phát hiện sớm các triệu chứng về sức khỏe tâm thần để thông báo cho gia đình và có hướng giải quyết.

Vị thành niên là giai đoạn quan trọng đánh dấu sự chuyển giao từ trẻ em sang người trưởng thành. Sức khỏe tâm thần và sự phát triển toàn diện trong giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng, khi người trẻ phải đối mặt với những thách thức về phát triển, học tập và xã hội - những yếu tố đóng vai trò chủchốt quyết định thành công, sức khỏe và sự phát triển toàn diện của các em.

Với trẻ vị thành niên, trường học là một trong những môi trường tâm lý xã hội trọng yếu nhất, là nơi có cả nguy cơ lẫn cơ hội để thúc đẩy và hỗ trợ sức khỏe tâm thần. Việc thiết lập các dịch vụ sức khỏe tâm thần tại trường học đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe tâm thần của trẻ vị thành niên, cũng như giải quyết các yếu tố nguy cơ liên quan đến trường học. 

 Các yếu tố nguy cơ chính đối với sức khỏe tâm thần của trẻ vị thành niên ở Việt Nam gồm nhiều yếu tố, trong đó có việc thiếu kết nối tại trường học, áp lực học tập, tình trạng bắt nạt và những tác nhân gây căng thẳng xã hội... Tính cạnh tranh của chương trình học cấp THCS và THPT khiến các em bị áp lực nặng nề, lượng kiến thức phải học lớn và ít được tham gia các khóa học tích cực về nâng cao sức khỏe tâm thần và phát triển toàn diện, như kỹ năng sống, nghệ thuật và thể thao. Một số học sinh cho biết, các em có cảm giác sợ hãi, lo âu, chán nản, buồn bã, phần lớn cảm giác này đều có liên quan tới thành tích học tập và suy nghĩ về tương lai.

HOÀNG HƯƠNG

Ý kiến bạn đọc