Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXI: “Truyền thuyết về Quán Tiên” và sự trở lại của phim đặt hàng

VHO- Mở màn với “Hạnh phúc của mẹ”, Tuần phim chào mừng LHP Việt Nam lần thứ XXI đã khép lại với sự ra mắt của bộ phim về đề tài chiến tranh: “Truyền thuyết về Quán Tiên”. Đây cũng là bộ phim đánh dấu sự trở lại của dòng phim do Nhà nước đặt hàng sản xuất sau một thời gian khá dài vắng bóng.

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXI: “Truyền thuyết về Quán Tiên” và sự trở lại của phim đặt hàng - Anh 1

Phim chính thức ra mắt khán giả Thủ đô trong buổi công chiếu khép lại Tuần phim chào mừng, đồng thời mở ra những hoạt động chính thức của LHP Việt Nam lần thứ XXI. Với nhiều tình tiết, diễn biến lôi cuốn, “Truyền thuyết về Quán Tiên” đã tạo dấu ấn với  khán giả bởi cách kể chuyện hấp dẫn, kết hợp với yếu tố ly kỳ, hài hước.

 “Truyền thuyết về Quán Tiên” đánh dấu sự trở lại của dòng phim do Nhà nước đặt hàng sản xuất sau một thời gian vắng bóng. Ekip làm phim gồm: Giám đốc sản xuất, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát và đạo diễn Trịnh Đức Việt, biên kịch Đoàn Minh Tuấn, quay phim NSƯT Vũ Quốc Tuấn, họa sĩ Đào Ngọc Hùng, âm nhạc Lê Cát Trọng Lý…

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXI: “Truyền thuyết về Quán Tiên” và sự trở lại của phim đặt hàng - Anh 2

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXI: “Truyền thuyết về Quán Tiên” và sự trở lại của phim đặt hàng - Anh 3

Bộ phim đề tài chiến tranh, tâm lý này được giao cho đạo diễn trẻ Đinh Tuấn Vũ. Trước đó, đạo diễn Đinh Tuấn Vũ từng đảm nhận vai trò đạo diễn hai bộ phim truyện  Nhà nước đặt hàng là “Và anh sẽ trở lại” và “Cuộc đời của Yến”. Đinh Tuấn Vũ chia sẻ, “Truyền thuyết về Quán Tiên” là thử thách lớn mà anh và ê-kíp phải nỗ lực vượt qua.

“Truyền thuyết về Quán Tiên” được chuyển từ truyện ngắn cùng tên của cố nhà văn Xuân Thiều, với bối cảnh là khoảng thời gian diễn ra cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Chuyện phim xoay quanh ba cô gái thanh niên xung phong Mùi, Lan và Phượng. Mỗi cô gái đến từ một miền quê với những số phận riêng, nhưng họ cùng được giao nhiệm vụ đóng tại một hang động nằm sâu giữa rừng già, biến nơi đây thành trạm dừng chân cho các chiến sĩ trên tuyến đường Trường Sơn. Nơi này sau được gọi là Quán Tiên, vừa có đồ ăn, nước uống, vừa có 3 “cô tiên” xinh đẹp.

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXI: “Truyền thuyết về Quán Tiên” và sự trở lại của phim đặt hàng - Anh 4

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXI: “Truyền thuyết về Quán Tiên” và sự trở lại của phim đặt hàng - Anh 5

Khắc họa sự khốc liệt, dữ dội của chiến tranh, bộ phim cũng khắc họa số phận mỗi cô gái với đời sống nội tâm giằng xé, những khao khát rất con người. Bên cạnh hình ảnh bom đạn, diễn biến tâm lý của ba cô gái trẻ trong thời chiến với nội tâm luôn giằng xé giữa tình yêu đất nước với tình yêu lứa đôi, và cả tình yêu với thiên nhiên nhiên, cuộc sống hòa bình.

Ba nhân vật chính được giao cho các diễn viên Thúy Hằng, Mai Anh và Minh Khuê. Vai Mùi do diễn viên Thúy Hằng thể hiện, một cô gái mạnh mẽ, là "chị cả", trụ cột, nhận nhiệm vụ làm chủ Quán Tiên. Mùi đã kết hôn nhưng chỉ được ở cùng chồng 3 ngày rồi cách biệt 5 năm trời mà không có một dòng tin. Hình ảnh người chồng luôn trong tâm trí của Mùi và niềm tin, tình yêu của cô luôn mạnh mẽ, chiến thắng mọi gian khổ trong cuộc chiến.

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXI: “Truyền thuyết về Quán Tiên” và sự trở lại của phim đặt hàng - Anh 6

Mai Anh đảm nhiệm vai Lan, một cô gái giàu bản năng, khát khao yêu thương với nội tâm vô cùng phức tạp. Lan mạnh mẽ, hồn nhiên, hài hước, nhưng có lúc lại yếu đuối. Đôi khi bản năng chiến thắng lý trí khiến cô có những biểu hiện bất thường.

Diễn viên trẻ Minh Khuê cũng là sự lựa chọn thú vị khi đã thể hiện tốt vai Phượng, cô em út trong trẻo, mộc mạc,  hài hước. Sự kết hợp của Minh Khuê với Việt Hoàng và Leo Nguyễn đem đến những tình huống hài hước và nhiều tiếng cười cho khán giả.

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXI: “Truyền thuyết về Quán Tiên” và sự trở lại của phim đặt hàng - Anh 7

Đạo diễn trẻ Đinh Tuấn Vũ cho biết, sau một năm rưỡi kể từ khi chọn bối cảnh, sửa kịch bản đến quay phim tại Quảng Bình, quá trình xử lý hậu kỳ nửa năm với rất nhiều khó khăn, bộ phim “Truyền thuyết về Quán Tiên” cũng đã hoàn thành. Để tìm bối cảnh phim, anh đã đi tới nơi những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh như: Ngã ba Đồng Lộc, Truông Bồn, Hang Tám Cô....

“Đây là bộ phim vô cùng ý nghĩa với cá nhân tôi. Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cố nhà văn Xuân Thiều, người đã tạo nên tác phẩm khiến tôi bị ám ảnh suốt 5 năm trời để có thể đưa lên màn ảnh rộng”, đạo diễn Đinh Tuấn Vũ bày tỏ. Anh chia sẻ tại buổi công chiếu, từ ngày hôm nay, bộ phim “Truyền thuyết về Quán Tiên” sẽ có sức sống của riêng mình. Hy vọng rằng với  mọi cung bậc cảm xúc, bộ phim sẽ được nhiều khán giả đón nhận, có sức sống lâu bền.

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXI: “Truyền thuyết về Quán Tiên” và sự trở lại của phim đặt hàng - Anh 8

Diễn viên Hoàng Mai Anh vai Lan chia sẻ, cô cảm thấy may mắn khi được góp mặt trong một bộ phim về chiến tranh. “Đây là vai diễn khó mà tôi đã tưởng mình không thể vượt qua. Thú thật, tôi đã vô cùng hồi hộp chờ đợi phản ứng của khán giả trong ngày phim ra mắt. Bản thân tôi khi xem lại số phận của Tuyết Lan, Mùi và Phượng đều thấy xúc động”.

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXI: “Truyền thuyết về Quán Tiên” và sự trở lại của phim đặt hàng - Anh 9

Đi qua nhiều cung bậc xúc cảm, “Truyền thuyết về Quán Tiên” đã thu hút khán giả   cho tới những phút cuối cùng. Đề tài chiến tranh vốn kén người xem, nhưng luôn là chủ đề bất tận cho những sáng tạo điện ảnh, mang đến cho công chúng những xúc cảm riêng mà các dòng phim đề tài khác không có được. Sự trở lại của phim đặt hàng với đề tài chiến tranh “Truyền thuyết về Quán Tiên” ngay trong ngày đầu công chiếu đã mang đến niềm vui, và cả sự hồi hộp cho ekip làm phim sau những tràng pháo tay giòn giã sau khi bộ phim kết thúc .

PHƯƠNG HÀ

Ý kiến bạn đọc