Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
29 Tháng Ba 2024

Viện Nghiên cứu Kinh thành kỷ niệm 10 năm thành lập

Thứ Tư 28/04/2021 | 17:01 GMT+7

VHO- Ngày 28.4 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Kinh thành đã trang trọng tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm thành lập (28.4.2011 -28.4.2021).

PGS. TS Bùi Nhật Quang, Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Viện Nghiên cứu Kinh thành.

Báo cáo kết quả hoạt động 10 năm qua, PGS.TS Bùi Minh Trí, Viện trưởng nhấn mạnh, từ khi thành lập cho đến nay, Viện Nghiên cứu Kinh thành đã tổ chức thực hiện nhiều nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam giao phó và có nhiều thành tựu quan trọng.

Nổi bật là thực hiện Dự án Chỉnh lý, nghiên cứu, đánh giá giá trị và lập hồ sơ khoa học khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Dự án Trưng bày di tích, di vật dưới tầng hầm Nhà Quốc hội, nhiệm vụ Khai quật, nghiên cứu khảo cổ học khu di tích Nền Chùa (Kiên Giang) thuộc Đề án Nghiên cứu Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê, Nền Chùa (Văn hóa Óc Eo Nam Bộ)...

Tổ chức thực hiện Dự án Chỉnh lý, nghiên cứu, đánh giá giá trị và lập hồ sơ khoa học khu di tích Hoàng thành Thăng Long, thành tựu nổi bật của Viện đạt được là nghiên cứu giải mã những bí ẩn về hình thái kiến trúc cung điện trong Hoàng cung Thăng Long dựa trên vết tích khảo cổ học và manh mối tư liệu lịch sử.

Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu phân loại cơ bản và phân loại chi tiết các loại hình di vật của Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Viện Nghiên cứu Kinh thành cũng đã phát hiện nhiều vấn đề khoa học mới, minh chứng sinh động và làm sâu sắc hơn các khía cạnh về đời sống, kinh tế, văn hóa, tôn giáo, xã hội  và giao lưu kinh tế, văn hóa của Kinh đô Thăng Long dưới các triều đại Lý, Trần, Lê sơ, Mạc và Lê Trung hưng.

Về thành tựu hoạt động khoa học tại các địa phương, một trong những phát hiện quan trọng của Viện là phát hiện Hành cung Lỗ Giang tại Hưng Hà, tỉnh Thái Bình năm 2014. Kết quả khai quật năm 2014- 2017 đã cung cấp nhiều tư liệu quý hiếm, độc đáo về nghệ thuật xây dựng kiến trúc thời Trần mà hiện nay chưa thấy ở di tích nào có được. Hành cung Lỗ Giang được đánh giá là một viên ngọc quý giá vào bậc nhất trong kho tàng di sản văn hóa thời Trần hiện nay.

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam sẽ tiếp tục giao nhiều nhiệm vụ quan trọng

Phát hiện di chỉ lò nung vật liệu kiến trúc thời Trần tại Pù Lườn Xe, nằm trong quần thể di tích kiến trúc Phật giáo Hắc Y - Bến Lăn ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (năm 2016), là phát hiện có ý nghĩa khoa học rất to lớn. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử khảo cổ học Việt Nam tìm được di tích lò nung vật liệu trang trí mái kiến trúc thời Trần...

Phát huy những  thành tựu khảo cổ học, Viện đưa những hiện vật vào các dự án thiết kế trưng bày bảo tàng, quảng bá di sản văn hóa,  được thể hiện rất ấn tượng ở các dự án như: Trưng bày di tích, di vật dưới tầng hầm Nhà Quốc hội; Trưng bày quảng bá di sản văn hóa thời Đinh - Tiền Lê tại di tích Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình)…

“Có thể nói, trong 5 năm tổ chức thực hiện, Viện Nghiên cứu Kinh thành đã đưa khu trưng bày dưới tầng hầm Nhà Quốc hội trở thành một hình mẫu mới về bảo tàng hiện đại, đẳng cấp, đạt chuẩn quốc tế, có tính khoa học và nghệ thuật cao ở Việt Nam”, PGS.TS Bùi Minh Trí nhấn mạnh.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, PGS.TS Bùi Nhật Quang, Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam khẳng định, trong 10 năm qua, Viện Nghiên cứu Kinh thành đã tổ chức thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng và đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng, rất đáng tự hào trên hai lĩnh vực lớn, đó là nghiên cứu khoa học và thiết kế trưng bày bảo tàng, quảng bá di sản văn hóa Việt Nam.

PGS.TS Bùi Nhật Quang  nhận định, nhiệm vụ giai đoạn tới của Viện Nghiên cứu Kinh thành là rất nặng nề, có rất nhiều khó khăn và thách thức. Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam sẽ tiếp tục giao nhiều nhiệm vụ như thực hiện Đề án Óc Eo giai đoạn 2; khai quật, nghiên cứu di tích Phật viện Đồng Dương (Quảng Nam) và nhiều nhiệm vụ quan trọng khác.

“Trong giai đoạn năm 2021- 2025, bên cạnh công tác kiện toàn bộ máy, ổn định cơ cấu tổ chức, Viện Nghiên cứu Kinh thành cần tập trung tổ chức, thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ của dự án Chỉnh lý, nghiên cứu, đánh giá giá trị và lập hồ sơ khoa học khu di tích Hoàng thành Thăng Long, phấn đấu kết thúc đúng tiến độ vào năm 2025”, PGS.TS Bùi Nhật Quang đề nghị.

Tại buổi lễ, Viện Nghiên cứu Kinh thành và PGS.TS Bùi Minh Trí đã vinh dự đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trao tặng vì đã có thành tích trong việc thực hiện Dự án Trưng bày di tích, di vật dưới tầng hầm Nhà Quốc hội,  góp phần quảng bá, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Nhân dịp này, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam cũng đã trao tặng Bằng khen cho Viện Nghiên cứu Kinh thành và các cá nhân có thành tích xuất sắc.

BẢO NGÂN

Print
Tags:
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top