Phát ngôn "hết hồn" của nghệ sĩ Trấn Thành về đào tạo diễn xuất: Hồ đồ, thiếu hiểu biết!

VHO- Trên phương tiện truyền thông và mạng xã hội vừa lan truyền đoạn clip chia sẻ phát ngôn được cho là của Trấn Thành trong một sự kiện giảng dạy điện ảnh hôm 16.8. Khi nói về nghề diễn, anh này cho hay: Sinh viên Việt Nam rất thiệt thòi, thiếu thốn vì ở Việt Nam không có đơn vị đào tạo chính thống, chính quy, mà dùng từ dễ hiểu nhất là “ra hồn”...

Phát ngôn

 Ảnh Trấn Thành cắt từ clip phát biểu

 Trao đổi với Văn Hóa, nhiều người trong nghề tỏ ra không hề lạ trước những lời “lộng ngôn”, thể hiện sự thiếu hiểu biết này của Trấn Thành. Dù là quan điểm cá nhân thì Trấn Thành cũng không được quyền làm tổn thương người khác, nhất là những người thầy đã từng giảng dạy mình trên ghế nhà trường.

Thiếu hiu biết và quá lng ngôn

Nguyên văn lời của Trấn Thành trong đoạn clip: “... Sinh viên ở Việt Nam rất thiệt thòi, thiếu thốn, không có đơn vị đào tạo nào chính thống, chính quy, mà tôi dùng từ dễ hiểu nhất là “ra hồn” để đến học, đào tạo, cọ sát và rèn luyện bản thân. Ít ra để biết mình có những giới hạn nào phải vượt qua, mình có đi đúng đường hay không? Mình đến học để biết bản thân mình tới đâu, cô thầy góp ý để xem có nên theo nghề này hay không... Như các bạn biết, là nghề này rất là chua chát…”.

Nhận định về phát ngôn của Trấn Thành, Hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Đình Thi bức xúc: “Tôi tin chắc rằng, bất cứ người làm nghệ thuật nào được đào tạo bài bản ở Việt Nam cũng cảm thấy bị xúc phạm trước nhận định thiếu suy nghĩ và thiếu hiểu biết của Trấn Thành, khi anh ta phủ nhận toàn bộ những thế hệ nghệ sĩ làm nên tên tuổi của nền nghệ thuật nước nhà. Ngay khóa đào tạo diễn viên chính quy đầu tiên sau ngày miền Bắc được giải phóng đã tạo nên một “thế hệ vàng” gồm những tên tuổi chói sáng như: Thế Anh, Hà Văn Trọng, Doãn Châu, Nguyệt Ánh, Trần Minh Ngọc, Bích Lân, Xuân Chính... Sự nghiệp đào tạo nghệ thuật đã cung cấp cho nền nghệ thuật Việt Nam những tài năng được ghi nhận ở cả hai cơ sở đào tạo lớn là Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội và Đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM”. PGS.TS Nguyễn Đình Thi cho rằng, có vẻ như nam diễn viên này rất thích tạo scandal bằng những phát ngôn bừa bãi, thiếu trách nhiệm. Năm 2017, dư luận đã rất đồng tình khi Đài Truyền hình Vĩnh Long cấm sóng Trấn Thành bởi anh này đã để lại những dấu ấn không đẹp từ khi làm vở Tô Ánh Nguyệt ở nước ngoài, rồi liên tục diễn hài tục, hài nhảm…

Vốn là một nghệ sĩ khá kín tiếng và chừng mực, nhưng với tư cách là một giảng viên của Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, NSƯT Trần Lực đã phải lên tiếng: “Phát ngôn của Trấn Thành chỉ mang tính quảng cáo cho một cơ sở đào tạo nghề diễn mà anh ta được mời tham gia. Còn về nhận định đó thì tôi cho là quá hồ đồ, thể hiện tầm hiểu biết và tư duy hạn chế. Anh ta chẳng hiểu gì về đào tạo nghệ thuật một cách chính quy. Đào tạo năng khiếu nghệ thuật phải có hệ thống, khoa học và chỉ các cơ sở đào tạo uy tín như Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, Đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM... mới có thể đảm nhận. Cũng có những nơi đào tạo trong 3 tháng, thậm chí là 10 ngày, 1 tuần, nhưng đừng nghĩ chỉ cần biết khóc, biết cười, nhanh mồm nhanh miệng và biết diễn theo bản năng đã được coi là nghệ sĩ. Những kiến thức mà diễn viên được học trên ghế nhà trường là nền tảng cơ bản để giúp cho họ trở thành một nghệ sĩ chuyên nghiệp”.

Phát ngôn ca Trn Thành ch mang tính qung cáo cho mt cơ s đào to ngh din mà anh ta được mi tham gia. Còn v nhn định đó thì tôi cho là quá h đồ, th hin tm hiu biết và tư duy hn chế. Anh ta chng hiu gì v đào to ngh thut mt cách chính quy. Đào to năng khiếu ngh thut phi có h thng, khoa hc và ch các cơ s đào to uy tín như Đại hc Sân khu Đin nh Hà Ni, Đại hc Sân khu Đin nh TP.HCM... mi có th đảm nhn.

Cũng có nhng nơi đào to trong 3 tháng, thm chí là 10 ngày, 1 tun, nhưng đừng nghĩ ch cn biết khóc, biết cười, nhanh mm nhanh ming và biết din theo bn năng đã được coi là ngh sĩ. Nhng kiến thc mà din viên được hc trên ghế nhà trường là nn tng cơ bn để giúp cho h tr thành mt ngh sĩ chuyên nghip.

(NSƯT TRN LC)

"Ph nhn hết công sc ca thy cô"

Được biết, Trấn Thành từng thi đỗ và theo học Đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM nhưng đã thôi học sau hơn một năm. “Đứt gánh giữa đường” như vậy thì làm sao có cơ sở để nam diễn viên này dám hùng hồn khẳng định Việt Nam không có nơi đào tạo diễn xuất nào “ra hồn”?!

Phát ngôn

 Trấn Thành lên tiếng xin lỗi sau sự việc bị Đài Truyền hình Vĩnh Long cấm sóng

Chia sẻ với Văn Hóa, đạo diễn, NSƯT Công Ninh, một trong những người thầy dạy trực tiếp Trấn Thành ở năm đầu Đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM cho biết: “Tôi có xem nội dung phát biểu của Trấn Thành từ trích dẫn của một số báo và vô cùng ngạc nhiên không hiểu vì sao Trấn Thành lại phát ngôn thiếu suy nghĩ như vậy. Nói gì thì nói, khi Trấn Thành vào Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM, tôi là người trực tiếp dạy Thành từ những bước chập chững đầu tiên, lúc đó Thành chưa có gì nổi trội. Quá trình học hơn một năm trong trường, trải qua thi cử, rèn luyện và được thầy cô góp ý, nắn chỉnh…, tôi nghĩ Trấn Thành cũng tiếp thu, học hỏi được ít nhiều, cộng với năng khiếu và sự may mắn, cậu ấy đã thành công như ngày hôm nay. Thế nên, Trấn Thành nói như vậy là phủ nhận hết công sức của thầy cô và nhà trường”.

NSƯT Công Ninh cho biết lý do mà Trấn Thành bị cho thôi học: “Vì chạy show với tần suất dày đặc, không tới trường học, nợ tiết học và nợ cả học phí nên Thành đã bị cho thôi học. Sau này, Trấn Thành cũng có ý định xin học lại nhưng không được chấp thuận”.

PGS.TS Trần Yến Chi, Trưởng phòng Đào tạo, Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế, Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TP.HCM nhìn nhận: “Người xưa có câu: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Đạo lý này luôn chảy trong dòng máu mỗi người dân Việt, ai cũng hiểu điều đó. Tôi nghĩ rằng, một người được giáo dục, đào tạo để có thành công như ngày hôm nay, dù ít dù nhiều cũng phải nhớ ơn thầy cô, còn việc các bạn ghi công hay phủ nhận, chê bai… là chuyện của các bạn. Cá nhân tôi và các thầy cô trong Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM, và trước chúng tôi là các thế hệ nghệ sĩ, giảng viên gạo cội, luôn nỗ lực hết mình để mong đào tạo ra những nghệ sĩ, diễn viên giỏi nghề, cống hiến cho nền nghệ thuật nước nhà. Trong quá trình đó, chúng tôi đặt kiến thức, tri thức, đạo đức nhà giáo lên hàng đầu”.

Những phát biểu thiếu căn cứ và hồ đồ của Trấn Thành đã khiến không chỉ giới nghề mà nhiều khán giả cũng thẳng thắn thể hiện thái độ không đồng tình. Dư luận cho rằng, Trấn Thành nên giải thích rõ về nhận định của mình để mọi người… phán xét. Bản thân Trấn Thành là người nổi tiếng, vì thế, khi phát ngôn bất kỳ điều gì cũng phải hết sức thận trọng. Trấn Thành có thể nói lên quan điểm cá nhân, nhận định một vấn đề gì đó, nhưng không được quyền làm tổn thương người khác, nhất lại là những đồng nghiệp, những người thầy đã từng giảng dạy mình trên ghế nhà trường. 

Tôi có xem ni dung phát biu ca Trn Thành t trích dn ca mt s báo và vô cùng ngc nhiên không hiu vì sao Trn Thành li phát ngôn thiếu suy nghĩ như vy. Nói gì thì nói, khi Trn Thành vào Trường Đại hc Sân khu Đin nh TP.HCM, tôi là người trc tiếp dy Thành t nhng bước chp chng đầu tiên, lúc đó Thành chưa có gì ni tri.

Quá trình hc hơn mt năm trong trường, tri qua thi c, rèn luyn và được thy cô góp ý, nn chnh…, tôi nghĩ Trn Thành cũng tiếp thu, hc hi được ít nhiu, cng vi năng khiếu và s may mn, cu y đã thành công như ngày hôm nay. Thế nên, Trn Thành nói như vy là ph nhn hết công sc ca thy cô và nhà trường.

(NSƯT CÔNG NINH)

THÚY HIN - THÙY TRANG

Ý kiến bạn đọc