Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Nhớ Bí thư Khu ủy Tả Ngạn với mệnh lệnh nổi tiếng

Thứ Sáu 05/10/2018 | 10:12 GMT+7

VH-  Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã có nhiều đóng góp to lớn trong giải phóng, xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng. Ông là nhà quân sự, chỉ huy những trận đánh chiến lược, giành thắng lợi vẻ vang và là tấm gương sáng về nhân cách người cộng sản mẫu mực...

Thời kỳ là Bộ trưởng, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Tổng Bí thư, ông luôn quan tâm, ủng hộ TP Hải Phòng.

 Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười phát biểu tại Hội thảo khoa học: Cuộc kháng chiến chống Pháp ở thành phố Hải Phòng, năm 1999

Người chỉ huy thao lược

Trung tướng Đặng Kinh, nguyên Tư lệnh Quân khu 3, nguyên Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam cho biết, tháng 5.1952, Trung ương Đảng ra Nghị quyết thành lập Khu Tả Ngạn sông Hồng trực thuộc Trung ương Đảng, Chính phủ và Bộ Tổng tư lệnh. Ban Bí thư bổ nhiệm đồng chí Đỗ Mười làm Bí thư Khu ủy, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính khu, kiêm Chính ủy Bộ Tư lệnh khu. Khu Tả Ngạn lúc đó gồm địa bàn các tỉnh, thành: Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Kiến An, Hải Phòng. Trên cương vị được giao, đồng chí Đỗ Mười có nhiều phương án chỉ huy các trận đánh rất dũng cảm, sáng tạo, diệt nhiều sinh lực địch, phối hợp chặn đường chi viện then chốt chủ yếu cho mặt trận Điện Biên Phủ của thực dân Pháp, buộc địch phải dùng máy bay để chi viện.

Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười chụp ảnh lưu niệm với đoàn cán bộ thành phố Hải Phòng tại nơi làm việc ở Hà Nội

Đồng chí Đỗ Mười nắm rất chắc phương châm tác chiến đánh du kích: Đánh chắc thắng, diệt nhiều địch, nhưng phải bảo toàn lực lượng của ta, đánh liên tục, đánh nhỏ ăn chắc, đánh tê liệt giao thông của địch. Khi ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ, thực hiện chỉ thị của Trung ương Đảng và Bộ Tổng tư lệnh, ông đã ra một mệnh lệnh nổi tiếng cho các địa phương, đơn vị trong Khu Tả Ngạn và từng chiến trường: “Căng địch ra, kéo lực lượng cơ động của địch về giam chân chúng lại, không cho chúng đưa nhiều lực lượng của Tả Ngạn đi các chiến trường khác”.

 Ngừng các hoạt động vui chơi, giải trí trong những ngày Lễ Quốc tang

Hôm qua 4.10, Bộ VHTTDL đã có Công điện gửi các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc ngừng các hoạt động vui chơi, giải trí trong những ngày Lễ Quốc tang Đồng chí Đỗ Mười.

Công điện nêu rõ, căn cứ Nghị định số 105/2012/NĐ-CP về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức, Bộ VHTTDL đề nghị thực hiện một số nghi thức trong những ngày Lễ Quốc tang như sau: Về việc treo cờ rủ: Các cơ quan, công sở trong cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ trong 2 ngày Lễ Quốc tang (ngày 6 và 7 tháng 10 năm 2018). Cờ rủ là Quốc kỳ, có dải băng tang (có kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài theo chiều dài của lá cờ và chỉ treo cờ đến 2/3 chiều cao của cột cờ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay).

Về việc dự Lễ viếng: Các Đoàn đến viếng tại các địa điểm tổ chức lễ viếng và lễ truy điệu tại: Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội (nơi quàn linh cữu); Hội trường Thống nhất, Thành phố Hồ Chí Minh.

Các Đoàn viếng chỉ mang băng tang, không mang vòng hoa đến viếng.

Về việc dừng các hoạt động vui chơi, giải trí trong những ngày Lễ Quốc tang: Các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước dừng, hoãn tổ chức các sự kiện chào mừng, chương trình nghệ thuật, thi đấu thể thao và hoạt động vui chơi, giải trí khác theo kế hoạch trong 2 ngày (ngày 6 và 7 tháng 10 năm 2018). UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, các cơ sở vui chơi, giải trí dừng, hoãn tổ chức các chương trình nghệ thuật, thi đấu thể thao và hoạt động vui chơi, giải trí khác trên địa bàn trong 2 ngày (ngày 6 và 7 tháng 10 năm 2018). T.S

Chấp hành mệnh lệnh, bộ đội Kiến An đánh sân bay Cát Bi, đốt cháy 59 máy bay địch, Trung đoàn 42 và Trung đoàn 50 cùng bộ đội địa phương các tỉnh trong Khu tổng công kích đường số 5 và tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, làm ngừng trệ việc vận chuyển binh lính và phương tiện chiến tranh của địch hàng tuần lễ. Tổng công kích đường 5 có ý nghĩa chiến lược: Tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng, khai thông tuyến đường sông từ bắc sông Luộc đến nam sông Đường, cầm chân binh đoàn chiến lược số 5 và số 8 của Pháp, khiến chúng không vận chuyển được phương tiện chiến tranh từ Hải Phòng đi Hà Nội ứng cứu Điện Biên Phủ, góp phần cùng quân và dân cả nước làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.

Những chiến công, thành tích của bộ đội Khu Tả Ngạn luôn có sự chỉ đạo đúng đắn, mưu trí của đồng chí Đỗ Mười, một nhà quân sự xuất sắc, một cán bộ trung kiên của Đảng, luôn giữ vững lập trường quan điểm, không lung lay, dao động và không sợ khó khăn, gian khổ.

 ​

Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười sinh ngày 2.2.1917 tại xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội; thường trú tại số nhà 11, phố Phạm Đình Hổ, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Sau một thời gian lâm bệnh nặng, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần hồi 23 giờ 12 phút, ngày 1.10.2018 (tức ngày 22.8 năm Mậu Tuất), tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội.

Hơn 80 năm hoạt động cách mạng, đồng chí đã có nhiều đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đồng chí được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác. Đồng chí mất đi là một tổn thất to lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Để tỏ lòng tưởng nhớ nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Đỗ Mười với nghi thức Quốc tang.

l Ban Lễ tang nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười gồm 39 thành viên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban Lễ tang. Linh cữu đồng chí Đỗ Mười quàn tại Nhà Tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Lễ viếng đồng chí Đỗ Mười bắt đầu từ 7h, ngày 6.10.2018 đến 7h 30 phút, ngày 7.10.2018 tại Nhà Tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ truy điệu đồng chí Đỗ Mười tổ chức vào 9h, ngày 7.10.2018, tại Nhà Tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ an táng từ 13h cùng ngày tại quê nhà, Khu Ma Vang, thôn 1, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Cùng thời gian này, tại Hội trường Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh cũng tổ chức Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Đỗ Mười.

 

Bảo vệ cán bộ và xây dựng và phát triển thành phố

Theo TS sử học Đoàn Trường Sơn, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử TP Hải Phòng, người từng ba lần vinh dự được gặp nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười là một nhà lãnh đạo, cán bộ luôn lắng nghe ý kiến của mọi người. Ông luôn phản biện, hỏi cặn kẽ các vấn đề. Đồng thời, ông cũng rất vui vẻ, thân thiện với mọi người xung quanh. Từ tháng 4.1955 đến tháng 10.1956, ông là Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch Uỷ ban Quân chính TP Hải Phòng.

 Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch Ủy ban Quân chính thành phố Đỗ Mười đọc diễn văn ngày tiếp quản Hải Phòng

Trong kháng chiến chống Pháp, ông là Bí thư Khu ủy liên khu 3, Khu Tả Ngạn. Với trên cương vị như thế, ông đã chỉ đạo TP Hải Phòng và tỉnh Kiến An đấu tranh, phá hoại kinh tế địch; đấu tranh chính trị. Ông chỉ đạo đẩy mạnh phát triển chiến tranh du kích, sản xuất đóng góp cho kháng chiến. Và ông đã từng nhận định, TP Hải Phòng là khu cố thủ quan trọng của Pháp để tiếp tế cho chiến trường Đông Dương.

 ​ Khi ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ, thực hiện chỉ thị của Trung ương Đảng và Bộ Tổng tư lệnh, ông Đỗ Mười lúc đó là Bí thư Khu ủy, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính kiêm Chính ủy Bộ Tư lệnh Khu Tả Ngạn đã ra một mệnh lệnh nổi tiếng cho các địa phương, đơn vị trong Khu Tả Ngạn và từng chiến trường: “Căng địch ra, kéo lực lượng cơ động của địch về giam chân chúng lại, không cho chúng đưa nhiều lực lượng của Tả Ngạn đi các chiến trường khác”.

Giai đoạn giải phóng Hải Phòng 1955 -1956, ông Đỗ Mười đẫn đầu đoàn tiếp quản thành phố, sau đó là Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Quân chính thành phố Hải Phòng. Ông chỉ đạo khẩn trương khôi phục kinh tế trên 3 phương diện: cảng biển, nhà máy xi măng, ga tàu. Ông nhấn mạnh, đây là những lĩnh vực mấu chốt, phục hồi kinh tế sau chiến tranh. Một tuần sau cảng Hải Phòng hoạt động trở lại, 2 tháng sau nhà máy xi măng hoạt động. Ngày 7.11.1955, nhà

 máy xi măng khôi phục sản xuất. Đây là diểm nhấn về sự khôi phục thành phố sau chiến tranh.

Ngày 15.6.1956, ông Đỗ Mười đã báo cáo Bộ Chính trị Nghị quyết số 25/NQTƯ của Thành ủy Hải Phòng về cải cách ruộng đất ở ngoại thành. Trong đó, nêu lên những vướng mắc trong việc thực hiện cải cách ruộng đất và công tác bảo vệ cán bộ tại thành phố Hải Phòng. Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng, tập 2 có đoạn ghi: … “Ở Kiến An, các đội cải cách đã nhận định: tổ chức cũ phần lớn do địch lập nên, chi bộ Quốc dân đảng lồng vào Chi bộ đảng ta…” nên trước cải cách ruộng đất, có 64 chi bộ xã, trong cải cách đã giải tán 50 chi bộ, không công nhận 14 chi bộ. Chính quyền, đoàn thể ở các xã cũng đều bị giải tán. Đảng viên, cán bộ kháng chiến cũ bị nghi ngờ, bao vây, truy bức là Quốc dân đảng…

Các đoàn cải cách ruộng đất ở một số tỉnh lân cận còn gọi nhiều cán bộ đang công tác ở Hải Phòng về địa phương đấu tố. Hầu hết số cán bộ này bị xử trí oan, có người bị xử bắn. Trước khi Trung ương Đảng phát hiện những sai lầm nghiêm trọng của cải cách ruộng đất, kịp thời chỉnh đốn tổ chức và có chỉ thị uốn nắn, Thành ủy Hải Phòng do đồng chí Đỗ Mười làm Bí thư, rút kinh nghiệm và có quy định chặt chẽ: Tất cả các việc bắt giữ người trong thành phố đều phải có chứng cứ, nhất thiết phải thông qua Sở Công an, trường hợp có sự khác nhau giữa đoàn cải cách ruộng đất với Sở Công an thì phải báo cáo Bí thư Thành ủy, Chủ tịch thành phố. Từ đó các đoàn, đội cải cách ruộng đất không tùy tiện mang súng vào bắt giữ người nữa. Có đoàn mang súng vào thành phố bắt giữ người đã bị công an kiểm tra và mời ra khỏi thành phố. Có trường hợp phải cùng đến báo cáo với Bí thư Thành ủy, nhưng do yêu cầu bắt giữ không đúng nên bị bác bỏ. Nhiều cán bộ thành phố được bảo vệ không bị bắt oan…”.

HẢI ĐĂNG

 

 

 

Print
Tags:

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top