Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Khó khăn trong việc chăm sóc đối tượng xã hội

Thứ Hai 17/12/2018 | 09:31 GMT+7

VHO- Nhiều năm qua, Trung tâm Bảo trợ xã hội (BTXH) tỉnh Khánh Hòa phải đối mặt với muôn vàn khó khăn vì thiếu cán bộ, nhân viên chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng xã hội. Trong khi mỗi năm có hàng trăm lượt đối tượng phải đi điều trị tại các bệnh viện nhưng không có nhân viên đi theo chăm sóc, buộc Trung tâm phải thuê người chăm sóc, gây tốn kém chi phí…

 Nhân viên Trung tâm Bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em mồ côi

 Trung tâm BTXH Khánh Hòa hiện đang chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng, giáo dục 258 đối tượng gồm: trẻ em khuyết tật, trẻ em mồ côi, người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, người khuyết tật, người tâm thần, đối tượng bảo vệ khẩn cấp… Theo quy định, định mức nhân viên và quy trình, tiêu chuẩn trợ giúp xã hội tại các cơ sở trợ giúp xã hội thì Trung tâm phải cần tới 153 cán bộ, nhân viên để chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng. Tuy nhiên, hiện Trung tâm mới chỉ có 66 cán bộ, nhân viên (gồm 56 biên chế và 10 lao động hợp đồng theo Nghị định 68); như vậy, hiện đơn vị đang thiếu 87 cán bộ, nhân viên.

Ông Chu Văn Công, Giám đốc Trung tâm cho biết, đa phần các đối tượng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại đơn vị đều thuộc diện không thể tự phục vụ bản thân mà phải nhờ vào nhân viên. Trong khi đó, đơn vị chỉ có 15 nhân viên chăm sóc trực tiếp các đối tượng. Các nhân viên phải làm việc 24/24 giờ, làm cả thứ Bảy, Chủ nhật và ngày lễ, Tết. Mỗi 1 nhân viên phải phụ trách chăm sóc từ 10 đến 15 đối tượng, vượt quá quy định. Vì phải làm việc liên tục và làm bằng 2 người nên tạo ra nhiều áp lực. Nhiều người có việc riêng, việc gia đình xin nghỉ phép cũng khó khăn. Do nhân viên làm liên tục, làm ngoài giờ dẫn đến Trung tâm luôn phải nợ tiền công của nhân viên. Đã vậy, thu nhập của các nhân viên còn khá thấp, mỗi tháng chỉ hơn 2 triệu đồng/người/tháng. Để giảm bớt áp lực, gánh nặng công việc cho nhân viên, đơn vị buộc phải điều cả cán bộ văn phòng, hành chính xuống giúp đỡ, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động chăm sóc đối tượng.

Hằng năm, hàng trăm lượt đối tượng mắc bệnh phải đi điều trị bệnh tại các bệnh viện đều không có nhân viên chăm sóc hằng ngày. Chính vì vậy, tháng 7-2017, được sự đồng ý của UBND tỉnh Khánh Hòa, Trung tâm thực hiện phương án thuê người chăm sóc đối tượng điều trị bệnh tại bệnh viện với mức 300.000 đồng/ngày, đêm và tối đa không quá 15 ngày đêm/đối tượng/năm.

Từ đầu năm 2018 đến nay, Trung tâm đã đưa hơn 420 lượt đối tượng đi khám và điều trị bệnh tại bệnh viện. Đồng thời, Trung tâm đã thực hiện chi trả hơn 651 triệu kinh phí thuê người chăm sóc đối tượng điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên, có nhiều đối tượng sức khỏe yếu, mắc các bệnh mãn tính như: lao, phổi nên phải nằm viện điều trị trên 30 ngày. Trong khi UBND tỉnh chỉ đồng ý chi kinh phí thuê người chăm sóc cho đối tượng nằm viện không quá 15 ngày đêm/đối tượng. Từ đó đã tạo không ít khó khăn, lúng túng cho Trung tâm.

Ông Công cho biết, việc thuê mướn người chăm sóc đối tượng điều trị tại bệnh viện tuy gây tốn kém về kinh phí nhưng nếu không thuê thì không có người chăm sóc. Trong khi đó, nhân viên của Trung tâm vẫn còn thiếu trầm trọng, không thể cắt cử người đi chăm sóc đối tượng tại bệnh viện. Với những trường hợp đối tượng nằm viện trên 30 ngày, Trung tâm đã báo cáo và mới đây đã được UBND tỉnh đồng ý áp dụng phương án hợp đồng người chăm sóc đối tượng nằm viện nhưng chỉ thực hiện từ năm 2019. Đồng thời, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng đã đồng ý cho Trung tâm hợp đồng thêm với 5 lao động (từ năm 2019), để nâng cao chất lượng chăm sóc các đối tượng.

Ông Võ Bình Tân, Phó Giám đốc Sở LĐ,TB&XH cho biết, nhiều năm qua, Sở đã liên tục kiến nghị, đề xuất với UBND tỉnh và Bộ, ngành Trung ương tạo điều kiện và bổ sung nhân viên cho Trung tâm BTXH tỉnh nhưng đều không được giải quyết. Đã vậy, theo lộ trình trong thời gian tới, Trung tâm còn nằm trong diện bị cắt giảm 1 biên chế; điều này càng làm cho Trung tâm thêm khó khăn hơn. Việc thiếu nhân viên chăm sóc đối tượng đã tạo ra không ít khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc đối tượng. Về lâu dài, đơn vị rất mong nhận được sự quan tâm của UBND tỉnh và các Bộ, ngành trong việc bổ sung nhân viên cho Trung tâm; đồng thời, Sở sẽ nghiên cứu mở rộng dịch vụ tại Trung tâm theo hướng thu phí chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng.

 NGỌC BẢO CHÂU

 

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top