Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Khi liên hoan​​​​​​​ không chỉ để vui?

Thứ Tư 26/06/2019 | 10:03 GMT+7

VHO- Nên chăng mỗi kỳ liên hoan sân khấu chỉ chọn một giải Vàng và một giải Bạc và cơ cấu này sẽ không liên quan số tác phẩm tham gia? Quan trọng hơn, làsẽ không xảy ra “bệnh thành tích”. Các đơn vị nghệ thuật chẳng phải lo không có huy chương đem về sau liên hoan…

Một chương trình tham gia Liên hoan sân khấu Tuồng và Dân ca 2019

 Bộ VHTTDL và Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam thường niên tổ chức những kỳ cuộc liên hoan sân khấu là sự cố gắng rất đáng ghi nhận và cần thiết. Bởi qua đó diện mạo sân khấu của từng loại hình sẽ được hiện ra rõ nét để các nhà quản lý, cũng như các đơn vị nghệ thuật có cái nhìn toàn diện đặng tìm ra biện pháp phát huy và khắc phục trước những thành tựu và bất cập.

Làm như thế, được không?

Đó cũng là nơi bạn nghề được gặp gỡ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm những tìm tòi sáng tạo sau mỗi vai diễn, vở diễn. Rất mừng là không còn những cuộc thi sân khấu khi trong một cuộc thi có những điều kiện của đơn vị nghệ thuật khác nhau, những vở diễn cũng khác nhau về đề tài, hình thái sân khấu không như thi thể thao có kết quả rõ ràng. Tuy nhiên cũng có những vấn đề đặt ra về giải thưởng cho thấy ban tổ chức các cuộc thi, liên hoan và cơ quan quản lý nhà nước cần tính toán để làm sao giải thưởng phải thực.

Liên hoan cógiátrị, được coi trọng là ngày hội sân khấu trong sự bình đẳng để cùng nhau nhìn lại một chặng đường. Tuy nhiên, việc quy định giải thưởng vở diễn ở các kỳ liên hoan chỉ được chiếm 1/3 tổng số vở diễn tham gia và trong đó HCV là 1/3, HCB là 2/3 tổng số giải thưởng lại nảy sinh những vấn đề bất cập. Sự quy định này hoàn toàn mang tính hành chính không bắt đầu từ tinh thần liên hoan là đánh giá giá trị nghệ thuật. Chưa liên hoan thì sao biết bao nhiêu phần trăm vở diễn có giá trị cần được trao giải? Nếu một liên hoan có 50% vở có giá trị cần được trao giải hoặc không có vở diễn nào đoạt HCV thì sao? NSND Doãn Châu, thành viên ban giám khảo Liên hoan sân khấu Tuồng và Dân ca vừa qua cho biết: “Có những vở quá kém và cần phải lọc trước khi quyết định cho tham gia liên hoan”. Ý kiến này đúng để bữa tiệc sân khấu thật đẹp và hoàn chỉnh nhưng… dễ oan cho những vở có giá trị khi mà bị quy định “1/3 đoạt giải” áp vào.

Chính sự áp đặt này dễ xảy ra chuyện “chạy” khi các đơn vị nghệ thuật hoặc phải chọn tác giả, đạo diễn có nhiều kinh nghiệm, có tiếng để hy vọng có giải, hoặc chọn các vở diễn cũ cho an toàn cũng vì để có giải. Cuối cùng, liên hoan sân khấu nào cũng bị kêu là nhiều vở cũ, ít xuất hiện tác giả và đạo diễn mới trong khi hằng năm, số đạo diễn tốt nghiệp khoảng 30-40 người, không biết họ đi đâu khi các kỳ liên hoan vẫn là những tên tuổi quen thuộc? Nên chăng mỗi kỳ liên hoan sân khấu chỉ chọn một giải Vàng và một giải Bạc, đồng thời cơ cấu này sẽ không liên quan số tác phẩm tham gia. Quan trọng hơn nữa là “bệnh thành tích” sẽ không còn.

Quan trọng hơn là phải đánh giá cho được

Băn khoăn thứ hai liên quan tới giải thưởng liên hoan là đối với nghệ sĩ. Việc phong danh hiệu nghệ sĩ lại tính cả huy chương. Thậm chí còn quy đổi cùng một vở diễn, vai diễn ở liên hoan này HCV là 1 thì nếu ở liên hoan khác HCV bằng 2/3. Không lẽ nghệ sĩ tham gia liên hoan này thì diễn hết mình còn ở liên hoan khác chỉ diễn 2/3? Với quy định này, các liên hoan sân khấu, lớp diễn viên trẻ khó tham gia các vai diễn chính bởi các “tiền bối” còn phải tham gia cho đủ số huy chương để còn... Phải chăng các liên hoan sân khấu mất đi sự trẻ trung tươi mát, thiếu cái mới cũng vì chuyện này?

Vậy nên mỗi kỳ cuộc liên hoan sân khấu cũng nên trao tặng 1 HCV, 1 HCB cho các loại vai chính, phụ, vai chính diện và phản diện? Do “chỉ có 1” nên sự ganh đua cũng nhẹ nhàng, các đơn vị nghệ thuật và bạn nghề đến với liên hoan sân khấu vui và trao đổi nghề nghiệp là chính. Những tiêu cực, những nỗi buồn cũng được hạn chế tới mức thấp nhất khi mà các vở diễn, vai diễn khó so đo như thi đấu thể thao. Tất nhiên vì chỉ có một giải Vàng, Bạc cho vở diễn và từng loại vai diễn nên Ban giám khảo mang trọng trách nặng nề hơn, phải thể hiện trách nhiệm và bản lĩnh nghề nghiệp rõ ràng hơn.

Không phải ngẫu nhiên mà Ban tổ chức liên hoan thường gọi những người cầm cân nảy mực là giám khảo mà là “Hội đồng nghệ thuật”. Thế nên, hội đồng nghệ thuật phải là những người có uy tín, có trình độ song việc chọn tác phẩm, nghệ sĩ để trao giải tuy rất quan trọng nhưng quan trọng hơn phải là đánh giá được liên hoan sân khấu, chỉ ra được những thành tựu và hạn chế của thực trạng sân khấu một cách khoa học, thuyết phục qua diện mạo tiêu biểu thể hiện qua liên hoan. 

LÊ QUÝ HIỀN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top