Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Sáng tạo và truyền cảm hứng

Thứ Tư 03/07/2019 | 10:24 GMT+7

VHO- Ở Việt Nam, nhạc kịch còn khá mới mẻ ngay cả với nghệ sĩ chuyên nghiệp. Bất chấp thách thức lớn, dự án nhạc kịch trẻ em vẫn được duy trì, thông qua sự kết nối, kích thích sáng tạo tạo nên sân chơi nghệ thuật - giáo dục mới cho các bạn nhỏ.

 Các bạn nhỏ công diễn Nhạc kịch “Matilda” tại Nhà hát Tuổi Trẻ

Matilda là tên dự án nhạc kịch được khởi động từ tháng 10.2017, tháng 7.2018 công diễn mùa đầu tiên. Ban đầu, đó đơn giản chỉ là làm điều gì đó vui vẻ cho các bạn nhỏ, tạo môi trường để các em được nâng cao khả năng tiếng Anh, cũng như thúc đẩy rèn luyện sáng tạo, thay vì dành quá nhiều thời gian cho căn phòng riêng, cho máy tính, ipad, mạng xã hội… Với ý nghĩa đó, năm 2019, dự án tiếp tục được thực hiện với vở Matilda mùa thứ 2, đồng thời ra mắt nhạc kịch Không gia đình tại Nhà hát Tuổi Trẻ, Hà Nội.

Matilda - cuốn truyện cùng tên nổi tiếng của nhà văn Anh Roald Dahl, từng được chuyển thể thành nhạc kịch, do các em học sinh Vương quốc Anh biểu diễn ở London năm 2010 và lưu diễn ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có cả sân khấu Broadway. Khi dàn dựng tại Việt Nam, vở nhạc kịch được viết lại kịch bản, vũ đạo và âm nhạc cùng các ca khúc mới được sáng tác riêng cho vở diễn... Riêng phiên bản 2019, kịch bản được điều chỉnh, vai diễn và bài hát được sáng tạo thêm với mục đích tối ưu hóa mọi khả năng của diễn viên, các tiết mục vũ đạo được làm mới với biên đạo mới. Đặc biệt, lần đầu tiên nghệ thuật acapela (hát không nhạc) được đưa vào khai thác, với mục đích tất cả diễn viên được thể hiện tài năng ngôn ngữ và diễn xuất, làm tác phẩm phong phú hơn.

Trong khi đó, nhạc kịch Không gia đình được chuyển thể từ tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Pháp Hector Malot, cuốn sách gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ độc giả toàn thế giới. Ở một hình thức khác nhưng các nhân vật vẫn giữ nguyên hình tượng mà mọi người đã đọc.

Nhạc kịch còn khá mới mẻ ở Việt Nam, ngay cả với nghệ sĩ chuyên nghiệp. Đây vốn là một loại hình nghệ thuật đặc biệt, đòi hỏi tài năng và tính sáng tạo cao, là tổng hòa giữa nghệ thuật diễn xuất, âm nhạc và vũ đạo, diễn viên đồng thời phải giỏi tiếng Anh, diễn xuất tốt, vừa hát vừa nhảy múa. Tuy vậy, theo Giám đốc dự án Hoàng Thu Hường, dự án lựa chọn nhạc kịch vì tính kết nối, kích thích sáng tạo của nó sẽ giúp các em nhỏ nhiều nhất. “Nhạc kịch khó nhưng tiêu chí đầu tiên chúng tôi lựa chọn không phải các bạn diễn giỏi, hát hay, thậm chí tiếng Anh cũng không cần quá xuất sắc, mà cái chính là đam mê, yêu thích. Bởi vì điều chúng tôi muốn thực hiện là cùng các em khai phá những điều ẩn chứa bên trong mình, thông qua không khí của âm nhạc, lời hát, điệu nhảy... Thực sự, dự án là nhạc kịch nhưng không phải kịch, mà đó là một dự án học tập, tiếp cận nghệ thuật”.

Nhiều ý kiến nhận định, dự án nhạc kịch đã góp phần tạo dấu ấn nghệ thuật dành cho thiếu nhi tại Hà Nội, giống như một điểm bắt đầu truyền cảm hứng cho nghệ thuật cho thiếu nhi trong tương lai. Đáng mừng là năm 2018, dự án nhận được 200 hồ sơ đăng ký, tuyển chọn được 70 bạn, còn năm nay con số đăng ký tới hơn 1.000, có 500 bạn casting và 140 bạn được lựa chọn tham gia. Đó là cơ hội để thiếu nhi vừa học ngoại ngữ, vừa vận động, giải phóng cơ thể, đặc biệt nhất là được sống trong không khí chan hòa âm nhạc, được làm việc với ê kíp chuyên nghiệp, trải qua 6 tháng luyện tập nghiêm túc, và được đứng trên sân khấu biểu diễn như những diễn viên thực thụ.

Mặc dù vở nhạc kịch chỉ có 1 tiếng 45 đến 2 tiếng thôi, nhưng dự án phải làm việc cùng các bạn nhỏ tới 6 tháng. Bởi mục tiêu không chỉ trên sân khấu mà là quá trình học hỏi, tìm tòi, sắp xếp, tổ chức, tinh thần tôn trọng và trách nhiệm tập thể của các em học sinh tham gia. Trong suốt quá trình diễn, các em có thể học ở nhân vật những điều hay, điều tốt, những hành động tạo niềm tin về lẽ phải. Các bạn nhỏ được học rằng, chỉ khi nào hiểu được thông điệp đó của vở kịch thì mới có thể truyền cảm hứng cho khán giả. 

 NGỌC HÀ

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top