Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Đâu là sự thật?

Thứ Sáu 05/07/2019 | 10:58 GMT+7

VHO- “Tất cả những gì mà tôi có thể nghĩ đến là sự bắt nạt và thao túng không ngừng mà tôi đã nhận được trong nhiều năm”, ca sĩ Taylor Swift viết trong tâm thư được đăng tải trên trang cá nhân của mình.

 Giám đốc điều hành Tập đoàn Big Machine Label - Scott Borchetta và Taylor Swift vào năm 2018 Ảnh: GETTY

Trường hợp xấu nhất?

Vào ngày 30.6, nữ ca sĩ nổi tiếng Taylor Swift đã cho đăng tải một bức tâm thư lên trang cá nhân chính thức của mình, bày tỏ sự thất vọng và cảm thấy bị phản bội khi hãng đĩa cô đã làm việc nhiều năm, Big Machine được bán cho một công ty thuộc quyền sở hữu của Scooter Braun, doanh nhân, người quản lý nghệ sĩ, từng có nhiều bất hòa với Taylor trong quá khứ. Theo Taylor, “đây là trường hợp xấu nhất” có thể xảy ra đối với cô.

Taylor cũng tiết lộ, việc hãng đĩa cô đã cống hiến suốt hơn 10 năm làm nghề được bán lại cho Scooter Braun đặc biệt gây tổn thương cho nữ ca sĩ. Taylor giải thích: “Tôi không biết về việc thu mua của Scooter Braun cho đến khi sự kiện được công bố với truyền thông. Tất cả những gì tôi có thể nghĩ đến là sự bắt nạt và thao túng không ngừng mà tôi phải chịu đựng từ anh ta trong nhiều năm qua”. Taylor cũng đưa ra vụ kiện tụng trong quá khứ với gia đình Kim Kardashian khi Kim dàn dựng một đoạn ghi âm bất hợp pháp cuộc điện thoại với nữ ca sĩ và tung nó lên mạng xã hội. Theo Taylor, Scooter vào thời điểm đó đã đưa ra những bình luận không phù hợp mà cô cho là mang tính công kích cá nhân trên mạng xã hội.

Mặt khác, Taylor Swift cũng chỉ trích người sáng lập, nay là cựu CEO của Big Machine, ông Scott Borchetta vì đã tiến hành bán hãng đĩa cho Braun mà không nghĩ đến thời gian cống hiến cũng như cảm xúc của cô. Nữ ca sĩ viết: “Tôi vốn đã chấp nhận thực tế rằng hãng đĩa cuối cùng sẽ bị bán đi. Tuy nhiên, chưa bao giờ nghĩ cơn ác mộng tồi tệ nhất sẽ xảy ra, người mua lại hãng chính là Scooter Braun”.

Taylor Swift đã biết trước?

Sau bức tâm thư của Taylor Swift, nhiều người nổi tiếng và nghệ sĩ đã lên tiếng bảo vệ quyền lợi và đứng về phía cô bằng cách sử dụng hashtag #IStandWithTaylor. Các nghệ sĩ cho rằng, cô xứng đáng có quyền sở hữu công sức lao động của mình với thời gian cống hiến suốt 13 năm vì nghệ thuật.

Tuy nhiên, vào ngày 1.7, phía Scott Borchetta đã đưa ra phát ngôn chính thức, phủ nhận hoàn toàn các cáo buộc của Taylor Swift cũng như bảo vệ Scooter Braun. Cựu Giám đốc điều hành của Big Machine Label đã đáp trả bài đăng trên Tumblr của nữ ca sĩ cho hay, Taylor vốn đã biết trước về bản hợp đồng bán lại vào ngày 30.6. Lý do là bởi cha của cô, ông Scott Kingsley Swift hiện vẫn là một cổ đông lớn của công ty. Cụ thể, toàn bộ cổ đông đã được thông báo về cuộc họp vào ngày 25.6 (trong đó có cha của Taylor Swift). Ông Scott Borchetta cũng cho biết, đại diện của mình đã gửi các văn bản thông báo cho Taylor Swift trước đó. Theo lời ông: “Tôi thực sự nghi ngờ việc cô ấy đã thức dậy mà không biết chuyện gì đang xảy ra”.

Bên cạnh đó, trong bài đăng của mình, ông Scott cũng chỉ ra rằng, thực tế, phía Taylor và ông đã nhiều lần thương thảo về hợp đồng và cố gắng ký kết thỏa thuận. Theo lời Scott Borchetta, Taylor đã có nhiều cơ hội tái sở hữu các di sản âm nhạc của mình, tuy nhiên cô lần lượt “phớt lờ” những lời đề nghị được đưa ra. Thỏa thuận “một đổi một” (sáng tác một album mới sẽ được nhận lại một album cũ) đầy bất công trên thực tế chỉ là đề xuất cuối cùng từ phía Scott.

Trong khi đó, Scott Borchetta cũng xác nhận, Scooter Braun, người mua lại hãng đĩa hoàn toàn không có các ý đồ tiêu cực đối với Taylor trước đó. Ông cho biết: “Anh ấy (Scott Borchetta) gọi điện trực tiếp cho tôi mời Taylor tham gia một buổi hòa nhạc do anh tổ chức (cô đã từ chối). Anh cũng liên lạc để trao đổi liệu Taylor có muốn tham gia vào Parkland March không (cô cũng từ chối). Scooter đã luôn và sẽ tiếp tục là người giám hộ trung thành đối với Taylor”.

Trên thực tế, việc hãng đĩa nắm quyền sở hữu đối với sản phẩm âm nhạc từ các nghệ sĩ tại thị trường âm nhạc Âu Mỹ làđiều hoàn toàn bình thường và hợp pháp. Theo cơ chế hoạt động của ngành công nghiệp âm nhạc đại chúng, tiến hành ký kết hợp đồng với các nghệ sĩ kể từ khi họ còn chưa nổi tiếng đồng nghĩa với việc hãng sẽ bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để đầu tư sản xuất các sản phẩm âm nhạc, album cũng như các chi phí truyền thông quảng cáo liên quan. Số tiền thu lại từ khoản đầu tư này tỉ lệ thuận với độ thành công của người nghệ sĩ. Việc đấu tranh giành lại bản quyền từ các hãng đĩa chính vì thế đã trở thành cuộc chiến dài hơi giữa nghệ sĩ và hãng đĩa. 

 ĐẶNG THỤC LINH

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top