Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Hơn 3.000 cuộc tấn công mạng vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019

Thứ Sáu 05/07/2019 | 11:00 GMT+7

VHO- Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, trong 6 tháng đầu năm 2019 có 3.159 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam.

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong 6 tháng đầu năm 2019 ghi nhận 3.159 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, giảm 2.684 cuộc (tương đương 45,90%) so với cùng kỳ năm 2018.

Trong đó có 968 cuộc tấn công thay đổi giao diện (Deface), 635 cuộc tấn công cài cắm mã độc (Malware), 1.556 cuộc tấn công lừa đảo (Phishing).

Thống kê cho thấy, số lượng các cuộc tấn công giảm, chủ yếu ở hình thức tấn công Phishing. Riêng với hình thức này, tháng Một giảm mạnh nhất là 76,86%, tháng Năm giảm ít nhất là 47,37% so với cùng kỳ năm 2018.

Hon 3.000 cuoc tan cong mang vao Viet Nam trong 6 thang dau nam 2019 hinh anh 1

Ảnh chụp màn hình. (Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông)

Chỉ số này cho thấy tình hình bảo đảm an toàn, an ninh mạng tại Việt Nam đã có chuyển biến, đặc biệt, các chiến dịch xử lý mã độc ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thời gian vừa qua đã thể hiện hiệu quả nhất định.

Số lượng địa chỉ IP của Việt Nam nằm trong các mạng máy tính ma (botnet) là 4.300.218 địa chỉ, giảm 34,30% so với cùng kỳ năm 2018.

Hon 3.000 cuoc tan cong mang vao Viet Nam trong 6 thang dau nam 2019 hinh anh 2

Ảnh chụp màn hình. (Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông)

Trong 6 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã thu thập và phân tích 54 chiến dịch tấn công nguy hiểm, tiêu biểu một số chiến dịch: Chiến dịch tấn công có chủ đích đến từ nhóm tin tặc Muddy Waters nhắm tới các tổ chức ngân hàng, chính phủ; Chiến dịch cài cắm mã độc AveMaria; Chiến dịch phát tán mã độc mới HawkEye Reborn; Chiến dịch phát tán mã độc MegaCortex, mã độc backdoor Cronjob; Chiến dịch phát tán mã độc tống tiền LockerGoga and Ryuk đến từ nhóm tin tặc FIN6; Chiến dịch phát tán mã độc tống tiền Jcry thông qua giả mạo Adobe Flash Player; Chiến dịch tấn công có chủ đích đến từ nhóm tin tặc TajMahal phát tán mã độc nhằm mục đích đánh cắp thông tin nhạy cảm...

Hệ thống giám sát của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng ghi nhận được số lượng sự kiện an toàn mạng trong 6 tháng đầu năm tăng 9% so với cùng kỳ năm trước, đạt 203 triệu sự kiện. Các tấn công nguy hiểm liên quan đến mã độc trong các hệ thống phục vụ Chính phủ điện tử được phát hiện tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ.

Cũng theo dự thảo Báo cáo Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu của ITU ngày 27.3.2018, Việt Nam xếp thứ 50 trên tổng số 175 hạng của 194 quốc gia (so với năm 2017 là 100), được xếp vào nhóm 1 trên 3 nhóm là nhóm có độ cam kết cao.

Riêng trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 5.11, xếp sau Singapore, Malaysia, Thái Lan và Indonesia. Về mặt điểm số trung bình, năm 2018 Việt Nam có điểm số là 0.693 (so với năm 2017 là 0.245).

TTXVN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top