Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Thành cổ Bagan vừa được công nhận là Di sản văn hóa Thế giới: Vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức

Thứ Tư 10/07/2019 | 11:09 GMT+7

VHO- Sau hơn hai thập kỷ được đề cử, thành cổ Bagan thuộc Myanmar vừa được UNESCO công nhận Di sản văn hóa Thế giới.

 Thành cổ Bagan của Myanmar đã được phê duyệt để đưa vào Danh sách Di sản Thế giới của UNESCO sau hơn hai thập kỷ được đề cử Ảnh: Kaung Htet / Thời báo Myanmar

Mới đây, thành cổ Bagan của Myanmar đã được phê duyệt để đưa vào Danh sách Di sản Thế giới của UNESCO sau hơn hai thập kỷ được đề cử. Ủy ban Di sản Thế giới gồm 21 thành viên đã đưa ra quyết định này tại một cuộc họp ở Baku, Azerbaijan, dựa trên khuyến nghị của Hội đồng Di tích Quốc tế (ICOMOS). Như vậy, Bagan đã trở thành quần thể thứ hai của Myanmar được công nhận là Di sản Thế giới, sau khi khối các thành phố cổ Pyu của Sri Ksetra, Hanlin và Beikthano được công nhận vào năm 2014.

Myanmar lần đầu tiên gửi hồ sơ đề cử Bagan vào Danh sách Di sản Thế giới năm 1995. Tuy nhiên tại thời điểm đó, nỗ lực này bị cản trở bởi nhiều thách thức và tranh cãi xung quanh công tác cải tạo mà các nhà bảo tồn di sản cho rằng sẽ làm tổn hại đến sự nguyên bản của kiến trúc thành cổ. Bên cạnh đó, việc phát triển thương mại một cách không phù hợp cũng phần nào là trở ngại đối với Bagan. Trong hồ sơ đề cử sửa đổi lần cuối được đệ trình vào tháng 1.2019 của Myanmar liên quan đến việc công nhân Di sản Thế giới cho thành cổ Bagan, các nhà chức trách nước này đã cam kết thực hiện kế hoạch quản lý khu di tích Bagan bao các gồm công tác đối với các doanh nghiệp địa phương, các vấn đề xã hội, nông nghiệp, giao thông và du lịch.

Trả lời phỏng vấn của tờ Frontier, ông Kai Weise một chuyên gia của UNESCO cho biết, với hy vọng đưa Bagan trở thành một Di sản Thế giới chính thức được UNESCO công nhận, Chính phủ Myanmar cần phải đáp ứng đầy đủ các mục tiêu bảo tồn nghiêm ngặt, bao gồm công tác quản lý toàn diện và di dời các khách sạn khỏi những địa điểm khảo cổ.

Từ lâu, Bagan đã nổi tiếng như một điểm đến được ưa chuộng của khách du lịch. Với danh hiệu được UNESCO trao tặng, Chính phủ Myanmar đặt kỳ vọng thành cổ sẽ trở thành một trong những trọng điểm du lịch trong tương lai trong khu vực. Tuy nhiên, nhà sử học kiêm Chủ tịch Ủy ban Di sản Yangon, ông Thant Myint U cho rằng, du lịch chỉ nên đóng vai trò như một phần trong tương lai của Bagan thay vì trở thành động lực cho sự phát triển. Trả lời phỏng vấn của Thời báo Myanmar, ông cho biết: “Bagan không chỉ là một điểm đến đẹp tuyệt vời, đây còn là nơi có ý nghĩa lịch sử to lớn được thúc đẩy bởi một nền văn hóa mạnh mẽ, đa dạng và cởi mở, một nơi mà từ đó chúng ta có thể rút ra nhiều bài học cũng như tìm được nguồn cảm hứng”. Ông cũng nhấn mạnh công tác bảo tồn thích hợp đối với khu di tích, khởi đầu bằng việc chấm dứt hoàn toàn các hoạt động thương mại trong khu vực khảo cổ.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng công nhận, bên cạnh tăng độ nhận diện đối với khách du lịch, việc đảm bảo sự nổi tiếng của khu di tích trong mắt người dân Myanmar cũng là điều tối quan trọng. Đây được coi như một kế hoạch dài hơi của Chính phủ cũng như các nhà chức trách với đối tượng trung tâm là các sinh viên cũng như người hành hương đến Myanmar.

Trên thực tế, sự công nhận của UNESCO có tiềm năng sẽ tạo động lực cho ngành du lịch và dịch vụ vốn chưa thật sự phát triển tại Myanmar. Theo báo cáo của Chính phủ, kể từ năm 2017, lượng khách du lịch từ các nước châu Âu ghé thăm Myanmar đã sụt giảm đáng kể do cuộc khủng hoảng khu vực Rakhine cũng như các chính sách du lịch thiếu hiệu quả. Vào năm ngoái, chính quyền Myanmar đã giới hạn số ngày du khách được phép lưu lại ở khu vực Bagan là 3 ngày mà không đưa ra lý do rõ ràng. Đây được coi là hướng đi thiếu đúng đắn khiến cho mức tăng trưởng về du lịch phần nào bị đình trệ.

Trong nỗ lực phục hồi du lịch, chính quyền Myanmar đã đề ra các chính sách nơi lỏng thị thực chi công dân đến từ Đông Á và châu Âu. Quốc hội nước này cũng đã thông qua Luật Du lịch Myanmar sửa đổi vào năm 2018, tạo điều kiện đầu tư, quản lý điểm đến một cách có trách nhiệm và hiệu quả hơn.

Thành cổ Bagan hiện có 3,822 di tích còn sót lại, bao gồm các đền thờ, bảo tháp và tu viện, theo thống kê của Cục Khảo cổ học và Bảo tàng Quốc gia Myanmar. Nhiều công trình đã bị hư hại trong trận động đất năm 2016 trước đó. Chính phủ Myanmar đã cam kết di dời tất cả các khách sạn khỏi các địa điểm khảo cổ hiện tại, thực hiện lời hứa và đáp ứng các mục tiêu bảo tồn khác. Theo Thời báo Myanmar, Ko Moe Wai Yan Myint, Tổng giám đốc điều hành tour du lịch Grurdy Bagan đã đưa ra lời kêu gọi đối với các nhà chức trách, yêu cầu họ tuân thủ các quy tắc và khuyến nghị từ UNESCO nhằm bảo tồn và duy trì hiện trạng của Bagan. Ông cũng cho biết, các doanh nghiệp địa phương nên chào đón khách du lịch người Trung Quốc hơn và bắt đầu học tiếng trung để giải quyết các vấn đề gặp phải đối với một số hành vi không tích cực từ du khách Trung Quốc.

Dù được công nhận Di sản văn hóa Thế giới, Bagan hiện vẫn đứng trước các thách thức đến từ chính số lượng du khách ngày càng tăng. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, thành cổ Bagan và một số điểm đến nổi tiếng khác bắt đầu chịu nhiều áp lực về môi trường và xã hội do ảnh hưởng từ các hoạt động du lịch. Điều này cũng tác động không nhỏ đến hoạt động sinh sống và làm việc của người dân địa phương. 

 NGỌC LAM

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top