Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Đổi mới không chỉ ở cái tên gọi

Thứ Tư 07/08/2019 | 09:57 GMT+7

VHO- Hiện một số nhà hát thuộc Bộ VHTTDL đã thành lập Đoàn nghệ thuật Thể nghiệm và Đoàn nghệ thuật Truyền thống hay Đoàn kịch Đương đại và Đoàn kịch Cổ điển… Sự thay đổi này không chỉ là ở cái tên mà hướng tới sự chuyên sâu, khai thác những nét nổi bật, đặc thù cho thương hiệu của từng nhà hát.

 

 “Hamlet” - vở bi kịch kinh điển của đại văn hào William Shakespeare đã được Nhà hát Kịch Việt Nam dàn dựng thành công

Đó là những ý kiến của đại diện các nhà hát cũng như Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam.

Cần cụ thể hơn trong chức năng và nhiệm vụ

Việc thành lập Đoàn nghệ thuật Thể nghiệm và Đoàn nghệ thuật Truyền thống đối với các nhà hát sân khấu truyền thống được mỗi nhà hát hướng tới một tiêu chí riêng. Ông Phạm Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát Tuồng Việt Nam cho biết hai đoàn của nhà hát sẽ quy tụ hai lực lượng nghệ sĩ khác nhau. Đoàn nghệ thuật Truyền thống tập hợp các nghệ sĩ tên tuổi, đạt độ chín trong nghề tham gia những tác phẩm được xây dựng sẽ phải thực sự chỉn chu, mẫu mực. Lực lượng nghệ sĩ trẻ sẽ tập hợp đông hơn ở Đoàn nghệ thuật Thể nghiệm để được rèn dũa nghề cũng như tạo “sức trẻ” cho nghệ thuật tuồng với những thể nghiệm đổi mới từ đề tài, phương thức dàn dựng.

NSƯT Triệu Trung Kiên, Phó giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam chia sẻ: “Dẫu là đoàn nghệ thuật Thể nghiệm hay Truyền thống thì nghệ sĩ của Nhà hát cũng phải bám sát truyền thống để làm cơ sở bảo tồn và phát triển. Việc chia thành 2 đoàn trong nhà hát sẽ thuận lợi cho chúng tôi trong việc điều phối, tổ chức biểu diễn cho các nghệ sĩ khi tham gia biểu diễn, đi lưu diễn độc lập. Ban giám đốc Nhà hát muốn hướng tới hai phong cách dàn dựng để tạo sự chuyên sâu, phù hợp khả năng cho các đạo diễn, ê kíp sáng tạo và nghệ sĩ biểu diễn”.

Về việc chia đơn vị thành Đoàn nghệ thuật Cổ điển và Đoàn nghệ thuật Đương đại, NSƯT Xuân Bắc, Phó giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam cho biết: “Đề án thay đổi tên đã được cố NSND Anh Tú và Ban giám đốc xây dựng từ năm 2018. Việc thành lập Đoàn kịch Cổ điển là thực hiện chức năng nhiệm vụ của Nhà hát Kịch Việt Nam. Chúng tôi muốn dàn dựng các tác phẩm kinh điển của Việt Nam và thế giới để khán giả có cơ hội thưởng thức những giá trị nghệ thuật của sân khấu và của văn hoá các nước qua các tác phẩm. Lâu nay chỉ có Nhà hát Kịch Việt Nam có quy định rất rõ về nhiệm vụ này, và vì vậy việc dàn dựng các tác phẩm kinh điển luôn nằm trong kế hoạch hằng năm của đơn vị, song song với kế hoạch dàn dựng các tác phẩm hiện đại”.

Theo NSƯT Xuân Bắc, dù là đoàn kịch Cổ điển hay đoàn kịch Đương đại thì điều quan trọng nhất vẫn hướng hướng tới giá trị của tác phẩm. Với đoàn kịch Cổ điển thì đã có sẵn vốn các tác phẩm hay, nổi tiếng nhưng với đoàn kịch Đương đại thì nhà hát sẽ phải hướng tới những vấn đề thời sự, nóng bỏng của đời sống xã hội hiện tại như đề tài về phòng chống tham nhũng, đồng tiền chi phối mọi quan hệ xã hội, sự băng hoại đạo đức trong gia đình…

Diễn các trích đoạn tuồng truyền thống rất cần các nghệ sĩ tài năng, có nghề

Có đi thì mới đến đích…

Trao đổi với Văn Hoá, NSND Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam cho rằng: “Việc thay đổi cơ cấu tổ chức các đoàn của các nhà hát phải kèm theo những quy định cụ thể về tổ chức do Bộ VHTTDL đã ban hành. Việc đoàn này mang tên “thể nghiệm”, đoàn kia mang tên “truyền thống” chỉ là một danh xưng mà thôi, theo đó các đoàn cũng sẽ có nội hàm hoạt động riêng theo tiêu chí riêng. Chúng tôi mong rằng có “thể nghiệm” thì các đoàn nghệ thuật truyền thống cũng tránh việc “gieo vừng ra ngô” mà những người làm nghệ thuật vẫn luôn lo lắng”.

Có nhiều băn khoăn về tên gọi của từng đoàn biểu diễn nhưng đúng như chia sẻ của NSƯT Xuân Bắc, hãy cứ để cho các nhà hát, các đoàn nghệ thuật hoạt động. Tên gọi nào đi nữa thì bản thân lãnh đạo các nhà hát, các nghệ sĩ sẽ phải là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Bộ VHTTDL cũng như trước khán giả của mình. Việc đồng hành của khán giả và giới nghề nghiệp đó là động viên những sáng tạo nghệ thuật có giá trị. Có đi thì mới đến đích. Nghệ thuật biểu diễn đang rất khó khăn để tìm đường phát triển trong cơ chế thị trường. Việc thay tên hay đổi mới phương thức dàn dựng, cách tiếp cận khán giả là điều đáng ghi nhận đối với các đơn vị nghệ thuật hiện nay. 

 THUÝ HIỀN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top