Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Cải tạo, xây dựng lại các khu tập thể cũ tại Hà Nội: Cần bảo đảm​​​​​​​ lợi ích các bên

Thứ Hai 16/12/2019 | 11:25 GMT+7

VHO- UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định thành lập Tổ công tác giúp việc Tổ chuyên gia của Thành phố để nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế, chính sách đặc thù của UBND Thành phố, hoàn thiện Đề án về Cải tạo, xây dựng mới các nhà chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

 Những khu tập thể cũ không đảm bảo an toàn cho người dân

 Việc cải tạo, xây dựng mới các nhà chung cư cũ trên địa bàn Thủ đô hy vọng sẽ “giải phóng các khu ổ chuột”, tạo mỹ quan đô thị và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Nhng khu chut gia Th đô

Hà nội hiện có hàng trăm khu tập thể cũ kỹ, được xây dựng trên dưới nửa thế kỷ. Hầu hết các căn hộ tập thể này đều có diện tích nhỏ hẹp, không khép kín và điều đáng nói là đều xuống cấp rất nghiêm trọng. Khảo sát một số khu tập thể như Bách Khoa, Trung Tự, Giảng Võ điều dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường đó là sự cũ nát và xập xệ. Tại khu nhà A2 Tập thể Bách Khoa, hiện chỉ còn lác đác các hộ dân sinh sống trong những căn hộ nhỏ hẹp. Cũng như các căn hộ ở các khu tập thể khác, căn rộng nhất ở đây chỉ 24m2, nếu là căn đầu hồi thì chủ nhà còn cơi nới ra thêm được vài mét để làm bếp và chỗ phơi quần áo. Mỗi tầng có khu vệ sinh chung cuối dãy, trước đây đi chung, hiện đã ngăn ra cho mỗi hộ một ô nhỏ để tiện sử dụng. Anh Trung, một người thuê nhà tại khu này cho biết khu này đông vui, gần chỗ làm nên đi lại thuận tiện, nhưng nhà ở đã xuống cấp nên nói chung ở thì ở vậy nhưng vẫn thấy lo. Trần nhà của căn hộ đã được chủ cải tạo bằng cót ép, nhưng chuột chạy rình rịch suốt ngày nên có lúc cả đống bụi rơi xuống sàn, còn tường thì thường xuyên bị bong tróc.

Liên hệ với một số điện thoại được đăng trên tờ mua bán về việc cho thuê căn hộ tại khu tập thể Kim Liên, đúng hẹn tôi được chủ nhà đưa đi thăm “nhà”. Leo lên mấy chục bậc cầu thang xi măng, căn hộ được chủ nhà cho thuê nằm ở tầng 4. Chủ nhà mở cánh cửa sắt ở hành lang, rồi lần lượt giới thiệu: Phòng ngoài cùng này là của một cô đang đi làm cho một siêu thị, phòng đối diện là của hai sinh viên Học viện Ngân hàng, hai phòng này sử dụng chung bếp, là khu bếp cũ của căn hộ, còn phòng trong thì một cậu vừa chuyển công tác vào Nam nên mới trả lại tuần trước, phòng này không có bếp nhưng có ban công để phơi phóng và có nhà vệ sinh. Chủ nhà cho biết, giá mỗi phòng là 2,7 triệu đồng. Tôi tỏ ý muốn thuê lâu dài vì trong một vài năm chưa đủ điều kiện để mua nhà, chủ hồ hởi: Em thuê thoải mái, căn hộ này chị mua để chờ thành phố đập đi xây lại nên không có nhu cầu sử dụng.

Khảo sát thêm, tôi được biết nhiều căn hộ đã được mua đi bán lại và những người mua hầu hết đều là đầu tư để chờ nhà nước cải tạo, xây dựng lại chứ không phải mua để ở. Nhiều khu tập thể chỉ còn lác đác vài hộ sinh sống, nhưng đa phần là người thuê. Mà nói thật, chưa nói đến sự xuống cấp nghiêm trọng, không biết khi nào một mảng vữa rơi trúng đầu, mà chỉ riêng tiện ích không có gì, cũng không còn phù hợp với nhiều hộ gia đình hiện nay.

Cn có chính sách linh hot

Cách đây hai chục năm, thành phố Hà Nội đã có kế hoạch cải tạo, xây dựng lại các khu tập thể cũ. Nhưng cho đến nay, mới chỉ có 14/1.579 khu tập thể cũ được cải tạo, xây dựng lại.

Nguyên nhân dẫn đến tiến độ cải tạo chậm vì thiếu giải pháp phù hợp. Điều rất dễ nhận thấy là các khu tập thể cũ nát này đều nằm ở nội đô, ở những khu vực sầm uất và giao thông thuận tiện. Chính vì vậy, muốn thực hiện được việc cải tạo, xây mới, phải để người dân thông tỏ, đồng ý bàn giao mặt bằng. Bên cạnh đó, việc cải tạo hiện nay không phải bằng ngân sách nhà nước như kiểu trước đây nhà nước xây khu tập thể để phân cho các cán bộ, công nhân, viên chức mà phải bằng việc kêu gọi các nhà đầu tư. Và đương nhiên, đã gọi là bỏ tiền ra đầu tư thì họ phải có lãi. Cuối cùng, ngay chính thành phố cũng được hưởng lợi vì những căn nhà tồi tàn này nếu được thay bằng những khu chung cư mới, bộ mặt thành phố sẽ trở nên khang trang. Muốn được vậy, thành phố và các nhà đầu tư phải có phương án giải phóng mặt bằng một cách phù hợp. Có thể mua lại toàn bộ các khu tập thể theo giá thỏa thuận hợp lý với người dân, người dân nhận tiền một lần, cũng có thể thỏa thuận hoán đổi căn hộ… Còn đối với các khu tập thể đã xuống cấp nghiêm trọng, có thể đổ sập bất cứ lúc nào hoặc gây nguy hiểm cho người dân khi sinh sống, thì thành phố phải kiên quyết di dời.

Thực tế Hà Nội gặp vướng mắc rất lớn, vì các khu chung cư cũ hầu hết thuộc khu vực hạn chế phát triển nằm trong đô thị lịch sử, hạn chế nhà cao tầng, trong khi đó nếu kêu gọi đầu tư thì phải đảm bảo cả quyền lợi của nhà đầu tư. Chính vì vậy, đối với những khu vực bị hạn chế số tầng, thì thành phố có thể dùng đất đối ứng cho doanh nghiệp đầu tư. Với những khu chung cư cũ không bị vướng quy hoạch, chúng ta có thể cấp phép bình thường, cho xây cao, hiện đại hẳn lên.

Việc cải tạo, xây dựng lại các khu nhà tập thể cũ, phải bảo đảm lợi ích của các bên liên quan: Vừa phải đảm bảo xây dựng được các khu đô thị đúng quy hoạch, đồng bộ vừa đảm bảo an toàn tính mạng và cuộc sống của người dân, đồng thời phải bảo đảm lợi ích cho chính những nhà đầu tư. Có như vậy, mới tránh được rào cản bao năm qua khiến các dự án mới chỉ nằm trên giấy. 

HOÀNG HƯƠNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top