Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Viếp tiếp vụ hàng chục ha rừng bần quý hiếm ở Khánh Hòa bị xóa sổ: Do huyện xử lý chưa triệt để, kịp thời?

Thứ Hai 09/03/2020 | 12:17 GMT+7

VHO- “Về mặt quản lý nhà nước để xảy ra tình trạng phá rừng ngập mặn – rừng bần, chiếm đất, xây dựng nhà trái phép cũng do một phần huyện thiếu kiểm tra. Khi phát hiện cũng có tập trung xử lý quyết liệt rồi, tuy nhiên việc xử lý vấn đề trên đến nay còn chưa kịp thời, chưa triệt để…”.

 Thực trạng rừng bần bị “xóa sổ” và nhà trái phép mọc lên

Ông Võ Lục Phẩm, Phó Chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh cho biết, như trên khi trao đổi với phóng viên Văn Hóa, đồng thời cho hay: “Thường vụ Huyện ủy Vạn Ninh có họp kiểm điểm trách nhiệm của tập thể lãnh đạo UBND xã và lãnh đạo Đảng ủy xã Vạn Thọ, trong đó có trách nhiệm người đứng đầu là Bí thư và Chủ tịch xã để xảy ra tình trạng này”.

Theo ông Phẩm, trước đây người dân đã lấn rừng bần để xây dựng nhà. Hiện nay, đặc biệt là sau cơn bão số 12 tháng 11.2017, nhà cửa bị phá hủy nhiều và người dân có xây dựng lại và cơi nới thêm trên đất rừng để ở. Đặc biệt, đầu năm 2018, tại khu vực rừng bần xảy ra tình trạng lấn chiếm rầm rộ, dọc tuyến đường chạy qua rừng này bị san lấp hết. Địa phương, trực tiếp là UBND huyện có huy động lực lượng công an, cơ quan lý liên ngành xuống hiện trường bảo vệ, tiến hành cưỡng chế, tuy nhiên vẫn chưa thể xử lý hết. Khi lập biên bản vi phạm thì các đối tượng lấn chiếm rừng, san nền không thừa nhận đó là đất của họ nên không có cơ sở xử phạt.

Vậy, “số nhà xây trái phép, số lô đất lấn chiếm trên đất rừng bần là bao nhiêu, và vì sao lại có hàng loạt nhà lớn như biệt thự xây trên đất rừng bần, họ có giấp phép không?”. Ông Phẩm cho biết, số nhà xây dựng trái phép và số đất rừng đã bị phân lô ở đây do UBND xã Vạn Thọ nắm. Số nhà xây dựng tại đây đều là trái phép vì đất này là đất rừng. Huyện sẽ cho kiểm tra cụ thể. Trước đó, ngày 5.6.2002, UBND tỉnh Khánh Hòa có thông báo số 236, truyền đạt ý kiến của ông Phạm Văn Chi, Chủ tịch UBND tỉnh giao UBND huyện Vạn Ninh có kế hoạch bảo vệ rừng ngập mặn – rừng bần. Cụ thể, UBND huyện Vạn Ninh cùng với xã Vạn Thọ tổ chức giải tỏa các hộ dân lấn chiếm đất rừng, làm nhà trái phép tại đây. Kiểm kê toàn bộ số cây còn sống để có kế hoạch cùng với xã và thôn tiến hành giao cho từng hộ dân quản lý, kèm theo những điều kiện ràng buộc cụ thể. Ngoài ra, UBND huyện Vạn Ninh xây dựng phương án, chính sách bảo vệ đặc biệt trình UBND tỉnh phê duyệt, thực hiện.

Theo đó, ngày 5.12.2002, UBND huyện Vạn Ninh đã có tờ trình xin phê duyệt phương án đầu tư, quản lý, bảo vệ khôi phục và phát triển rừng ngập mặn – rừng bần (thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ). Dự toán kinh phí hằng năm là 168 triệu đồng. Phương án trên đã được UBND tỉnh Khánh Hòa đồng ý. Ngày 9.12.2002, UBND huyện Vạn Ninh đã ban hành quyết định về việc phê duyệt phương án đầu tư quản lý, bảo vệ rừng bần theo kế hoạch. Giao Phòng NN&PTNT và Địa chính làm chủ đầu tư với nguồn kinh phí là 168 triệu đồng, trong đó 100 triệu từ kinh phí tỉnh cấp, 68 triệu từ nguồn kinh phí chi sự nghiệp lâm nghiệp.

UBND huyện Vạn Ninh quản lý, chỉ đạo điều hành chung. Hạt kiểm lâm, Phòng NN&PTNT và Địa chính (nay là phòng Kinh tế), UBND xã Vạn Thọ kiểm tra, giám sát, nghiệm thu việc bảo vệ khôi phục rừng bần. Theo đó, ngoài 11 ha rừng bần cổ thụ, cây có đường kính từ 70 – 100cm (455 cây bần, 20 cây mắm, 95 cây đước) tự nhiên thì năm 2003 và 2004, địa phương còn cho trồng thêm tổng cộng 10 ha rừng ngập mặn để chăm sóc bảo vệ. Số rừng và đất rừng này được cắm mốc, đánh số và phân làm 56 lô giao khoán cho 30 hộ dân chăm sóc, quản lý. Phương án phát triển bảo vệ rừng ngập mặn – rừng bần nói trên là như vậy tuy nhiên theo quan sát của phóng viên thì toàn bộ khu rừng này đến nay, dường như đã bị… xóa sổ. Tại đây, ngoài trên 150 ngôi nhà kiên cố, trái phép “mọc” trên đất rừng thì hầu hết diện tích đất rừng còn lại đều bị đắp nền, đóng cọc phân lô tràn lan.

Mức độ sai phạm là thế, nhưng theo báo cáo về xử lý các trường hợp vi phạm xây dựng tại khu vực rừng bần vào ngày 2.4.2019 của UBND xã Vạn Thọ lại có rất ít số trường hợp vi phạm. Cụ thể, UBDN xã Vạn Thọ chỉ mới phối hợp với cơ quan chức năng lập biên bản 6 trường hợp xây dựng vi phạm hành lang giao thông đường Cổ Mã – Đầm Môn (5 trường hợp xây trên đất rừng bần). 

 XUÂN HƯỚNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top