Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Quy định "Học sinh có thể vượt lớp trong phạm vi cấp học "tiểu học”: Liệu có xuất hiện những lò đào tạo "thần đồng”?

Thứ Tư 13/05/2020 | 10:52 GMT+7

VHO- Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư Điều lệ trường tiểu học nhằm thay thế cho Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT, trong đó có quy định mới gây sự quan tâm, chú ý của dư luận là cho phép học sinh có thể học vượt lớp…

 Học sinh khối tiểu học

Theo Bộ GD&ĐT, sau 10 năm tồn tại, Thông tư số 41 đã có nhiều nội dung không còn phù hợp với các văn bản quy pháp luật hiện nay, không đáp ứng được các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới cũng như yêu cầu của thực tế cuộc sống.

Nhà trường tiểu học được trao quyền tự chủ nhiều hơn

Dự thảo Thông tư Điều lệ trường tiểu học mới gồm 7 chương, 47 điều, đã cập nhật hệ thống văn bản mới làm căn cứ pháp lý, như: Luật Giáo dục 2019, Nghị định số 127/2018/ NĐ-CP của Chính phủ Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, Nghị định số 46/2017/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục… Nhiều nội dung trong Điều lệ hiện hành được quy định bởi các văn bản liên quan, đã được điều chỉnh và quy chiếu.

So với Thông tư 41, Dự thảo lần này có nhiều điểm mới trong đó tập trung đổi mới quản lý nhà trường. Theo đó, nhà trường tiểu học được trao quyền tự chủ và chịu trách nhiệm xã hội nhiều hơn; các hoạt động giáo dục được chuyển từ tập trung truyền thụ kiến thức sang giúp học sinh hình thành và phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực; công tác kiểm tra đánh giá được đổi mới; các yêu cầu về hồ sơ sổ sách được giảm tải, tăng ứng dụng công nghệ trong quản lý nhà trường… Trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục, các trường tiểu học được phép huy động, sử dụng các nguồn lực hợp pháp để thực hiện kế hoạch giáo dục đảm bảo tính dân chủ, chủ động, sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh.

Đáng chú ý, thay vì chỉ thực hiện trách nhiệm “huy động trẻ đi học đúng độ tuổi, vận động và tạo điều kiện cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt tới trường…” như Điều lệ hiện hành, Dự thảo đã bổ sung và nhấn mạnh trách nhiệm “thực hiện giáo dục bắt buộc, phổ cập giáo dục và xóa mù chữ tại địa bàn” của các trường tiểu học. Điều này có ý nghĩa xã hội quan trọng, nhất là với đối với các khu vực đông dân cư, giúp tránh được tình trạng học sinh không được nhận vào học trường tại địa bàn mình cư trú.

Trẻ có trí tuệ phát triển vượt bậc và số này chỉ là cá biệt

Một điểm nhấn khác gây sự quan tâm, chú ý của dư luận của Dự thảo Thông tư mới là quy định “học sinh có thể học vượt lớp trong phạm vi cấp học”. Theo đó, kế thừa quy định trong Điều lệ trường tiểu học hiện hành, thực hiện Luật Giáo dục 2019, Dự thảo Thông tư mới cho phép học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ được học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Thủ tục xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo 3 bước. Thứ nhất, cha mẹ học sinh có đơn đề nghị với nhà trường. Bước thứ hai, hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn, gồm: Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang học, giáo viên dạy lớp trên, nhân viên y tế, tổng phụ trách Đội. Cuối cùng, căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, hiệu trưởng xem xét quyết định.

Trao đổi với phóng viên Văn Hóa về vấn đề này vào chiều qua 12.5, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, việc cho phép học sinh học vượt lớp đã được thực hiện ở nhiều nước. Ở Việt Nam cũng có một số trường hợp được học vượt lớp, một số học sinh nổi tiếng về trí tuệ vượt bậc như Đỗ Nhật Nam, Nguyễn Thành Luân... Vì thế, PGS Nhĩ cho biết ông ủng hộ quy định mới này của Bộ GD&ĐT, cụ thể cho phép học sinh học vượt lớp. Bởi vì sự phát triển não bộ của trẻ em không giống nhau và có những em trí tuệ phát triển vượt bậc thì nên tạo điều kiện, môi trường phát triển trí tuệ cho các em này.

Về những băn khoăn, lo ngại khi cho trẻ học vượt lớp liệu có tương thích với môi trường khác lạ với các bạn lớn hơn, rồi các yêu cầu về học tập, vận động cao hơn, PGS. TS Trần Xuân Nhĩ cho rằng, ngay trong một lớp học cùng lứa tuổi cũng có trẻ lớn, trẻ bé hơn nên việc học vượt lớp thì học sinh cũng không gặp nhiều khó khăn trong việc tương thích với môi trường mới. Ngoài ra, một trong những điều kiện để học vượt lớp đã được quy định chặt chẽ, là phải có ý kiến nhân viên y tế nên không đáng lo ngại. Trả lời câu hỏi, liệu có mâu thuẫn hay không khi Bộ GD&ĐT không khuyến khích trẻ mầm non học chữ trước khi vào lớp 1 nhưng lại có quy định cho trẻ học vượt lớp, PGS Nhĩ cho biết không có mâu thuẫn vì trẻ ở độ tuổi nào thì học những gì đã có các quy định riêng, nhưng cũng có những trường hợp trẻ có trí tuệ phát triển vượt bậc và số này chỉ là cá biệt. Chẳng hạn một học sinh lớp 1 nhưng học vượt bậc, có thể làm toán hoặc hiểu các bài học tiếng Việt ở các lớp cao hơn, cùng một số điều kiện vượt bậc về nhận thức khác thì có thể cho học lên lớp trên.

Mặc dù vậy, một số phụ huynh học sinh và chuyên gia giáo dục vẫn lo ngại cho rằng, việc tạo điều kiện bằng những quy định cứng cho các “thần đồng” học vượt lớp có thể dẫn đến tình trạng cha mẹ ép con cái học sớm, học trước các chương trình không đúng độ tuổi, rồi có thể phát sinh các “lò đào tạo thần đồng”...

 Dự thảo Thông tư mới cho phép học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ được học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Thủ tục xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo 3 bước. Thứ nhất, cha mẹ học sinh có đơn đề nghị với nhà trường. Bước thứ hai, hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn, gồm: Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang học, giáo viên dạy lớp trên, nhân viên y tế, tổng phụ trách Đội. Cuối cùng, căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, hiệu trưởng xem xét quyết định.

 QUỐC HÙNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top