Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Huyện Bá Thước vươn mình thoát nghèo – Bài cuối: Đủ tiêu chuẩn ra khỏi danh sách huyện nghèo trong Nghị quyết 30a

Thứ Hai 31/08/2020 | 15:30 GMT+7

VHO- 5 năm qua, tỷ lệ hộ nghèo tại huyện Bá Thước giảm nhanh, từ 25,31% năm 2016 xuống 2,26% năm 2020) bình quân mỗi năm giảm 4,61%. Thu nhập bình quân/người của hộ nghèo/năm từ 7,2 triệu đồng năm 2016 lên  12,5 triệu đồng năm 2020... Đây là những kết quả mà lãnh đạo các cấp của huyện Bá Thước đã nỗ lực trong công tác giảm nghèo. Báo Văn Hoá đã có cuộc trao đổi với ông Lê Phú Hiền, Trưởng Phòng LĐ,TN&XH huyện Bá Thước về những nỗ lực của thành tựu này.

  • PV: Theo kế hoạch, năm 2020 là năm mà huyện Bá Thước phấn đấu ra khỏi danh sách huyện nghèo theo quy định của Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27.12.2008 của Thủ tướng Chính phủ. Vậy ông có thể chia sẻ kết quả mà huyện đã đạt được trong công tác giảm nghèo như thế nào?

- Ông Lê Phú Hiền, Trưởng Phòng LĐ,TN&XH huyện Bá Thước: Trong giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ hộ nghèo tại huyện Bá Thước giảm nhanh, từ 25,31% năm 2016 năm 2019 là 7,26%  xuống 2,26% năm 2020. Như vậy, bình quân mỗi năm giảm 4,61%, vượt 0,6% so với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 4%/năm theo mục tiêu của Chương trình 30a. Về thu nhập bình quân/người của hộ nghèo/năm từ 7,2 triệu đồng năm 2016 lên  12,5 triệu đồng năm 2020. Tỷ lệ người dân được tham gia BHYT đạt 95%; 99,8% trẻ em, người nghèo, cận nghèo, nhân dân vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và dân tộc thiểu số có thẻ BHYT và được chăm sóc sức khỏe theo quy định... Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2016 là 42,3%, đến năm 2020 ước thực hiện được 50%.

 

Ông Lê Phú Hiền, Trưởng Phòng LĐ,TN&XH huyện Bá Thước

 

Với sự đầu tư của Đảng và Nhà nước, đặc biệt từ năm 2016, cơ sở hạ tầng của huyện đã có sự thay đổi hẳn, toàn bộ các trục giao thông chính trong huyện đều đã được khởi công xây dựng, nhiều công trình đã hoàn thành tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong việc thông thương. Bên cạnh đó với các công trình thuỷ lợi được hoàn thành cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân một số xã trên địa bàn huyện phát triển sản xuất, đã góp phần làm thay đổi diện mạo huyện nhà, từng bước tạo điều kiện để huyện phát triển.

  • Xin ông có thể nói rõ hơn về những giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững  trên dịa bàn huyện Bá Thước?

- Phải khẳng định là để đạt thành tựu trên là một phần là nhờ hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mình và đã tích cực vào cuộc thực hiện công tác giảm nghèo tại địa phương. Huyện đã kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện, đồng chí Chủ tịch UBND dân huyện làm trưởng ban, 2 đồng chí phó chủ tịch làm phó ban; Phòng LĐ,TB&XH là cơ quan thường trực, còn các đơn vị, phòng ban khác là tiểu ban.

 

Khi có hệ thống lãnh đạo xuyên suốt thì huyện đã tranh thủ tận dụng mọi cơ hội, mọi nguồn lực cùng với bà con nỗ lực, phấn đấu giảm nghèo. Chẳng hạn toàn bộ ngân sách Trung ương bố trí thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo chung trên địa bàn được giải ngân đạt gần 100%; riêng chính sách hỗ trợ khoán, chăm sóc và bảo vệ rừng không thực hiện được nên chuyển sang hỗ trợ 1 lần mua giống vật tư khuyến nông, khuyến ngư. Thực hiện giải ngân đạt  100 % Hỗ trợ của các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng tất cả các  hạng mục công trình.

 

Về thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập như dự án hỗ trợ hộ nghèo mua trâu, bò cái sinh sản, hỗ trợ giống lúa lai, ngô lai, phân bón để chuyển đổi giống cây trồng năng suất cao, hỗ trợ kinh phí xây dựng các mô hình khuyến nông, lâm... đã giúp các hộ nghèo đã có điều kiện phát triển chăn nuôi, tận dụng được lao động nông nhàn, các điều kiện sẵn có của địa phương vào mục tiêu phát triển chăn nuôi, có phương tiện sản xuất, thay đổi tư duy, cách làm, nhạy bén hơn với các tiến bộ kỹ thuật mới đang mang lại hiệu quả kinh tế cho hộ nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân. Ngoài ra, những mô hình chăn nuôi lợn nái; mô hình bảo tồn phát triển giống vịt Cổ Lũng; mô hình bón phân viên nén dúi sâu cho lúa; các mô hình nuôi lợn, gà, cá, vịt, trồng lúa SRS, cải tạo vườn tạp … trên địa bàn huyện đã phát huy được hiệu quả, và được người dân hưởng ứng rộng rãi; đã có nhiều mô hình giảm nghèo được bà con học tập, nhân rộng...

 

Huyện Bá Thước phối hợp với các Tập đoàn, doanh nghiệp trao tặng bò giống cho hộ nghèo

 

Trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo hoàn thành thuận lợi, chất lượng xây dựng nhà ở đảm bảo. Ngoài ra trong quá trình xây dựng nhà ở, các hộ nghèo đã khắc phục khó khăn đóng góp thêm vào công trình xây dựng nhà ở của mình như góp thêm tiền, công lao động, vật liệu có sẵn… Mặt khác nhiều nguồn vốn tín dụng ưu đã dành cho các hộ trên địa bàn được vay vốn để làm nhà ở, đi xuất khẩu lao động và sản xuất kinh doanh tăng thu nhập; từ đó nhiều hộ nghèo đã được vay vốn để phát triển và từng bước ổn định cuộc sống và thoát nghèo...

  • Vậy theo ông, bài học để công tác giảm nghèo, thoát nghèo thành công ở Bá Thước là gì?

- Bài học quan trọng nhất là các cấp ủy đảng phải tăng cường lãnh đạo, quán triệt nâng cao nhận thức và đảm bảo sự tham gia vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở đối với công tác giảm nghèo bền vững. Để có giải pháp thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững chúng ta phải thực hiện đầy đủ, chính xác các khâu từ điều tra, rà soát, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo đến việc xác định giải pháp giảm nghèo cụ thể, phù hợp cho từng nhóm đối tượng:

 

Đối với nhóm hộ nghèo đang hưởng chế độ bảo trợ xã hội là người cô đơn, khuyết tật… không thể thoát nghèo cần lập danh sách theo dõi, đánh giá riêng và triển khai thực hiện tốt các chế độ bảo trợ xã hội theo quy định cũng như vận động cộng đồng hỗ trợ, giúp đỡ ổn định cuộc sống. Đối với nhóm hộ nghèo có thể thoát nghèo được thì phân chia theo các nhóm nguyên nhân như thiếu vốn sản xuất, thiếu đất sản xuất, thiếu phương tiện sản xuất, thiếu lao động, đông người ăn theo, có lao động nhưng không có việc làm, không biết cách làm ăn, không có tay nghề hoặc không được đào tạo nghề, chây lười lao động,... Trên cơ sở đó có sự phân công và giải pháp tác động hỗ trợ cụ thể, phù hợp cho từng nhóm đối tượng để thoát nghèo.

 

Đối với các trường hợp mới thoát nghèo, cận nghèo nhưng tính bền vững chưa cao phải tiếp tục theo dõi, duy trì các giải pháp hỗ trợ phù hợp, kịp thời để ổn định cuộc sống và phát triển sản xuất, tăng cường thông tin khoa học kỹ thuật sản xuất, các chính sách an toàn lao động, phòng chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe để giảm những rủi ro trong sản xuất và sinh hoạt đời sống xã hội, không để tái nghèo.

 

Trẻ được đi học ở những ngôi trường mới khang trang

 

Đồng thời là thực hiện kết hợp giữa nhóm giải pháp hỗ trợ với công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức phối hợp với các đơn vị phát động đoàn, hội viên và toàn dân hưởng ứng, tham gia các cuộc vận động hỗ trợ giảm nghèo như phong trào “Ngày vì người nghèo”; phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”;  động viên, khích lệ tính tự chủ của người dân vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo đã đề ra... Bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo cơ sở để lực lượng này có đủ năng lực và trách nhiệm tham mưu cấp uỷ, chính quyền cơ sở trong thực hiện kế hoạch giảm nghèo.

  • Là người đứng đầu chuyên môn về công tác giảm nghèo, ông có kiến nghị như thế nào trong việc thực hiện công tác giảm nghèo tại huyện Bá Thước thời gian tới?

Hiện nay chưa có tiêu chí cụ thể trong đánh giá nghèo theo phương thức đa chiều, nhưng nếu theo tiêu chí cũ thì huyện Bá Thước đã đạt tiêu chuẩn thoát khỏi danh sách huyện nghèo theo quy định của Nghị quyết 30a. Tuy nhiên, công tác giảm nghèo thời gian qua vẫn còn những khó khăn, hạn chế như: thu nhập của người dân còn thấp so với mặt bằng chung, khoảng cách thu nhập giữa hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo còn rất gần nhau, chưa bền vững, nên nguy cơ tái nghèo cao, một số hộ nghèo thiếu chương trình, giải pháp thoát nghèo, chưa nhận thức được đầy đủ trách nhiệm của mình để nỗ lực phấn đấu vươn lên tạo nguồn thu nhập ổn định, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng. Do đó, tôi cho rằng, trong thời gian tới nên hạn chế hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo mà tập trung hỗ trợ cộng đồng để thúc đẩy sự phát triển chung, cụ thể nên cắt chính sách hỗ trợ tiền điện. Cơ chế bố trí vốn như hiện nay là chưa hợp lý, mặc dù các huyện đã có đề án và đã được phê duyệt nhưng vốn chưa đáp ứng. Cần thay đổ cơ chế phân bổ vốn như hiện nay mà cần phân bổ vốn ổn định theo Đề án giảm nghèo các huyện...

  • Xin cảm ơn ông!

QUỲNH HOA (thực hiện)

 

 

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top