Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Tuyển sinh diễn viên xiếc: Trăm cái khó không thể ló mãi cái khôn

Thứ Tư 02/09/2020 | 09:41 GMT+7

VHO- Đợt tuyển sinh diễn viên xiếc của Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ VN đã kết thúc với 313 thí sinh trúng tuyển từ gần 7.000 em tham gia từ vòng sơ tuyển. Qua các vòng sơ tuyển và phúc tuyển, Trường đã chọn được 47 học sinh.

 Học sinh được tuyển sinh vào trường ở lứa tuổi từ 11 đến 18 tuổi (vòng trung tuyển và phúc tuyển của đợt tuyển sinh diễn viên xiếc chuyên nghip hệ chính quy 5 năm niên khóa 2020-2025)

Tuy nhiên, thời điểm này, Trường lại tiếp tục đợt tuyển sinh thứ 2 vì trong số học sinh trúng tuyển vẫn thiếu những nhân tố có thể làm trụ trong các tiết mục xiếc.

Kì công với hành trình đi tìm trò...

Trò chuyện với Văn Hóa, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹVN Ngô Lê Thắng cho biết, mùa tuyển sinh năm nay đơn vị gặp nhiều khó khăn bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19. Thay vì tuyển học sinh theo thông lệ từ tháng 3 đến tháng 7 thì năm nay trường chỉ có đúng 1 tháng để thực hiện công tác này.

Trong cái khó ló cái khôn, để đảm bảo số lượng đầu vào, trường đã tận dụng mọi kênh truyền thông trên mạng xã hội để thông tin về việc tuyển sinh. Việc triển khai trên phần mềm trực tuyến đã giúp nhà trường tuyển được một số lượng học sinh không nhỏvà bớt đi phần nào khó khăn bởi chi phí đi lại, liên hệ và tiếp cận học sinh rất mất công và tốn kém. Tuyển sinh xiếc thường ở độ tuổi từ 11 đến 18, trường phải liên hệ với Sở GD&ĐT Hà Nội để xin quyết định đồng ýcho tới các trường THCS và THPT, sau đó cầm giấy giới thiệu đến các Phòng văn hóa các huyện, liên hệ với từng trường để được vào tuyển sinh. Có những ngày khi tới cơ sở đào tạo thì lại vắng hiệu trưởng nên đoàn lại phải chuyển hướng sang làm việc tại nơi khác.

Nguồn đầu vào cho đào tạo xiếc luôn gặp khó khăn nên trường không thể ngồi chờ học sinh tới nộp đơn đăng ký. Đó là lýdo mà cứ tới mùa tuyển sinh, đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường lại đôn đáo đi khắp các địa phương. Để được vào học xiếc, các thí sinh sẽ phải trải qua 3 vòng thi: Vòng 1 (sơ tuyển) tập trung về diện mạo và hình thể bên ngoài cũng như kiểm tra cấu trúc của cơ bắp, tỷ lệ độ dài giữa chân và lưng… xem hệ thống cơ bắp, dây chằng, xương… có đáp ứng được cho việc tập luyện gian khổ của xiếc hay không. Vòng 2 (trung tuyển) kiểm tra kỹcác tố chất như phản xạ thần kinh, ứng xử tình huống nhanh, độ dẻo trên cơ thể... Vòng 3 (phúc tuyển) tập trung kiểm tra về khả năng thẩm thấu âm nhạc, độ nhạy trong ứng xử, khả năng diễn xuất… Tháng 9 này, trường lại tiếp tục tổ chức tuyển bổ sung, ưu tiên các em học sinh có độ tuổi từ 17 đến 18 và là những học sinh không thi đỗ đầu vào ở các trường ĐH. Số học sinh lớn này được tuyển để làm diễn viên trụ, bởi thể loại này đòi hỏi các em phải có một cơ thể phát triển hoàn thiện mới có thể tập luyện được.

Học sinh có cơ hội giành giải thưởng ngay từ khi đang còn học trên ghế nhà trường

Đào tạo đặc thù cho xiếc cần có sự ưu tiên đặc biệt

Chia sẻ về đặc thù trong việc đào tạo tài năng cho xiếc, Hiệu trưởng Ngô Lê Thắng không khỏi băn khoăn: Đã có nhiều nỗ lực nhưng nhà trường cũng đang gặp phải nhiều khó khăn. Trăm cái khó không thể ló mãi cái khôn. “Một trong những nguyên nhân chính khiến ngành xiếc còn tồn tại những bất cập dai dẳng trong nhiều năm nay là vì việc đào tạo tài năng cho nghệ thuật xiếc tốn nhiều thời gian hơn so với các ngành học khác, lại chịu sự đào thải khắc nghiệt nếu giữa chừng học sinh không thể đáp ứng yêu cầu tập luyện. Vậy mà ra trường học sinh chỉ được nhận bằng Trung cấp. Lương của nghệ sĩ xiếc quá ít ỏi vì chỉ được tính ở trình độ Trung cấp (diễn viên hạng 4), chính vì vậy, không phải ai cũng có thể trụ lại lâu dài với nghề. Hàng loạt những khó khăn đã khiến xiếc khó ngay từ khâu tuyển sinh. Hiện nay, nhà trường đang gấp rút hoàn thành Đề án về kinh tế tài chính, cơ sở vật chất, hoàn thiện giáo trình và cử giáo viên đi học để chuẩn hóa nâng cấp lên bậc Cao đẳng. Hy vọng việc nâng cấp sẽ tạo thêm sức hút để lớp trẻ quan tâm hơn tới ngành nghề đặc thù này”.

Trong khi chờ nâng cấp lên bậc cao đẳng thì trường cũng đã xin thêm mã ngành đào tạo cho mùa tuyển sinh năm nay, đó là ngoài hệ chính quy đào tạo 5 năm diễn viên xiếc thì có thêm mã ngành tạp kĩ 2 năm và 5 năm, đào tạo diễn viên xiếc 2 năm. Mặc dù tên trường có chuyên ngành tạp kỹnhưng phải đến năm nay trường mới chính thức được phép đào tạo. Từ tháng 6.2020, trường đã được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cấp cho giấy chứng nhận hoạt động nghề nghiệp, đây là mốc đánh dấu quan trọng để chuẩn hóa vai trò và vị trí của trường trong hệ thống các trường giáo dục dạy nghề.

Hiện nay trường đang có 20 học sinh được đào tạo theo Đề án “Đào tạo tài năng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Theo Ban giám hiệu thì việc đào tạo tài năng đối với ngành xiếc là vô cùng quan trọng, bởi tố chất của mỗi diễn viên một khác. Việc đầu tư cho những học sinh có khả năng sẽ giúp các em phát triển toàn diện và nổi trội được tài năng. Và dĩ nhiên, để đào tạo những học sinh như vậy, nhà trường cũng sẽ phải cử những giáo viên giỏi và có những chương trình riêng để thích ứng cho từng học sinh. 

 THÚY HIỀN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top