Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

“Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy: Biểu tượng tự hào dân tộc Việt Nam”

Thứ Sáu 04/09/2020 | 17:01 GMT+7

VHO- Kéo dài đến tháng 11.2020, Triển lãm “Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy: Biểu tượng tự hào dân tộc Việt Nam” do Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ) tổ chức vừa khai mạc tại Hà Nội.

Nhạc sĩ Văn Cao (năm 1944) và bản in bài Quốc ca năm 1956

 Triển lãm giới thiệu gần 200 tài liệu, hiện vật, hình ảnh được lựa chọn từ Trung tâm Lưu trữ quốc gia III và một số tài liệu do gia đình họa sĩ Bùi Trang Chước, gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao, nhà lưu niệm Nguyễn Hữu Tiến và các cơ quan, cá nhân cung cấp.

Nội dung trưng bày thứ nhất: Quốc kỳ - Cờ đỏ sao vàng: Khát vọng độc lập, tự do, hạnh phúc Việt Nam. Quốc kỳ Việt Nam xuất hiện lần đầu tiên trong khởi nghĩa Nam Kỳ, là biểu tượng thiêng liêng của hồn nước, lòng dân, của tình đoàn kết các dân tộc Việt Nam, thể hiện nhiệt huyết cách mạng, sự hy sinh anh dũng của toàn thể nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Nội dung trưng bày thứ hai: Quốc ca: Giai điệu thiêng liêng, tự hào. Quốc ca Việt Nam là bài Tiến quân ca do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác, là một giai điệu thiêng liêng, hào hùng. Bài hát Tiến quân ca ra đời, trở thành bài ca cổ vũ tinh thần, nhiệt huyết và lòng yêu nước của quân đội, nhân dân Việt Nam cùng đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc. Bài hát trở thành hành khúc của nhân dân ta trong suốt những năm tháng đấu tranh và bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng Tổ quốc Việt Nam XHCN.

 

Một số mẫu phác thảo Quốc huy của họa sĩ Bùi Trang Chước (nguồn: TT Lưu trữ Quốc gia III và tài liệu cá nhân của cố họa sĩ)

Nội dung trưng bày thứ ba: Quốc huy: Biểu tượng nhà nước Việt Nam. Quốc huy Việt Nam là biểu tượng cho một quốc gia độc lập, có chủ quyền và bản sắc dân tộc. Sự ra đời của Quốc huy Việt Nam gắn với vai trò, tài năng của cố họa sĩ Bùi Trang Chước. Ông đã phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam, được lựa chọn, trình và được Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quốc hội góp ý, chỉnh sửa, hoàn chỉnh.

Nội dung trưng bày thứ tư: Tự hào Việt Nam. Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy Việt Nam là bộ 3 biểu tượng chính thức, thể hiện đầy đủ và súc tích về đất nước và con người Việt Nam; về cội nguồn, ý chí, truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc Việt Nam. Quá trình ra đời của các biểu tượng Việt Nam là những câu chuyện đặc biệt, xuất phát từ thực tế hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam qua từng giai đoạn. Cả 3 biểu tượng luôn giữ những vị trí quan trọng, trong từng sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội và ngoại giao của dân tộc.

Triển lãm mong muốn góp phần tôn vinh những biểu tượng dân tộc, phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ tiêu biểu, quý hiếm bảo quản tại Trung tâm.

MINH NGỌC    

 

 

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top