Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Sự tiện ích của thẻ căn cước điện tử

Thứ Hai 07/09/2020 | 08:29 GMT+7

VHO- Nhiều quốc gia trên thế giới đã phát hành thẻ căn cước công dân tích hợp chip điện tử (e-ID). Ngoài việc cho phép chính quyền truy suất dữ liệu công dân nhanh, chính xác, thẻ căn cước điện tử còn cho phép người dùng có thể truy cập và sử dụng hệ thống dịch vụ công.

 Thẻ căn cước của người dân Italia Ảnh: BỘ NỘI VỤ ITALIA

Ngày càng nhiều nước phát hành e-ID

Estonia là nước đầu tiên chính thức phát hành thẻ căn cước thông minh mang tên ID Kaart vào năm 2002. Tại đất nước này, ID Kaart kiêm nhiệm các tính năng như thông tin khám sức khỏe toàn quốc, bỏ phiếu bầu cử, đăng ký kinh doanh, đóng thuế, truy cập vào các cổng web và dịch vụ điện tử, hay cho phép thanh toán và giao dịch ngân hàng qua chữ ký số. Với ID Kaart người dân Estonia có thể đi lại trong nước hoặc Liên minh châu Âu (EU), mua vé giao thông công cộng, sử dụng Internet banking và xác thực trên nhiều website và thay thế cho hộ chiếu khi đi lại trong nước hoặc Liên minh châu Âu (EU).

Một trong những nước tận dụng triệt để e-ID là Kuwait. Mọi công dân đều có thể tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội điện tử, trong đó e-ID là phương thức chủ yếu để xác thực tại hàng loạt quầy tự phục vụ. Tập đoàn Dầu khí Kuwait triển khai những quầy như vậy để đơn giản hóa quá trình làm việc với nhân sự và chứng nhận lương thưởng. Nhân viên tập đoàn có thể truy cập nhiều dịch vụ bằng e-ID và in mọi giấy tờ cần thiết với mức độ bảo mật cao. Ngân hàng tín dụng Kuwait coi e-ID là thiết bị an toàn để truy cập dịch vụ online và xin vay tiền chính phủ. Nó cũng đóng vai trò chìa khóa xác thực trên cổng thông tin điện tử của ngân hàng này, đồng thời xuất hiện trong giao dịch chuyển khoản hoặc rút tiền mặt. Luật sư cũng có thể dùng e-ID để truy cập cổng thông tin Bộ Tư pháp Kuwait để nhập các vụ kiện vào cơ sở dữ liệu.

Năm 2016, phiên bản 3.0 của Thẻ Định danh Điện tử (CIE) đã được phát hành tại Italia. Trong vòng hơn hai năm, e-ID này đã thay thế ID giấy của hơn 8 triệu người Italia. Riêng trong năm 2018, với khoảng 6,5 triệu e-ID mới được phát hành. Người dân chỉ mất 6 ngày để có thể nhận được e-ID sau khi đăng ký với chính phủ các thông tin của mình. Mọi quá trình đăng ký đều được làm trực tuyến trên trang điện tử của chính phủ. Người dân tự đăng ảnh thẻ, rồi điền các thông tin cần thiết. Thậm chí trong quá trình làm chiếc e-ID, người dân còn có thể đăng ký trở thành người hiến tạng hay không và thông tin đó sẽ được lưu lại.

Hoạt động chính xác như hộ chiếu điện tử

E–ID có thể được sử dụng để xác nhận danh tính trực tuyến và có độ tin cậy như những cuốn hộ chiếu hoặc thẻ ID quốc tế. Mọi e-ID đều đã được cá nhân hóa dựa trên dữ liệu cá nhân đã đăng ký của chính phủ. Về cơ bản, thẻ căn cước gắn chip có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Người sử dụng chỉ cần dùng thẻ căn cước điện tử để có thể tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau. Cụ thể, với e-ID, người dân có thể ký thỏa thuận với chính phủ hoặc ngân hàng mà không gặp bất tiện về tài liệu giấy tờ và giấy tờ tùy thân.

Việc xác định thực tế và ký kết các thỏa thuận với sự trợ giúp của các tài liệu giấy đòi hỏi nhiều quản lý và thời gian. Vì thế, việc số hóa các dịch vụ và cho phép khách hàng đăng ký trực tuyến. Với sự trợ giúp của thẻ e-ID, có thể rút ngắn thời gian quản lý và đảm bảo cho những người cung cấp dịch vụ rằng họ đang giao tiếp với đúng người. Đồng thời cùng làm giảm nguy cơ gian lận và giúp thực hiện các giao dịch an toàn trên internet dễ dàng hơn.

Với yêu cầu bảo mật cao, công nghệ để làm ra những chiếc e-ID cũng là vấn đề được nghiên cứu kỹ. Vì thế để tránh hư hỏng e-ID khi sử dụng và ngăn chặn các nhóm tội phạm làm giả dữ liệu từ mức độ vật lý, một số quốc gia đã sử dụng vật liệu polycarbonate tương tự kính chống đạn. Thụy Sỹ là một trong những quốc gia đầu tiên dùng vật liệu này. E-ID sử dụng vật liệu này sẽ giảm khả năng bị sao chép, lấy cắp thông tin, làm giả, nhờ đặc tính không thể bóc tách từng lớp.

“Nỗi lo về nguy cơ công dân bị giám sát là không có cơ sở. Người dùng hoàn toàn có quyền quyết định thời gian và địa điểm sử dụng e-ID. Thẻ công dân điện tử không có tác dụng theo dõi. Điều này đã được chứng minh ở trên 50 quốc gia, trong đó có nhiều nước EU. Chính phủ các nước đang cố gắng tăng hiệu quả hoạt động và phát triển kinh tế với mục tiêu phục vụ công dân một cách ổn định, an toàn và minh bạch thông qua e-ID”, tập đoàn Thales của Pháp cho biết. 

 HOÀNG ANH

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top