Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Phục hồi, tôn tạo di tích Văn Miếu Vinh, gần 20 năm vẫn nằm trên giấy (Bài cuối): Mong đợi trong sự "khó nhất, căng thẳng nhất..."

Thứ Tư 09/09/2020 | 11:03 GMT+7

VHO- Sau những giãi bày ý nghĩ mà nghe qua cảm thấy rất tâm huyết với dự án “Phục hồi, tôn tạo di tích Văn Miếu Vinh”, nhưng Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long vẫn phải kết luận bằng một câu nói, rằng: “Cái khó nhất, căng thẳng nhất vẫn là vốn đầu tư cho công trình lịch sử, văn hoá này”.

 

 Chiều 7.9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long đã dành cho chúng tôi hơn một giờ đồng hồ để trao đổi xung quanh vấn đề, “đâu là những khúc mắc chính khiến dự án này bị “treo”?”, và rồi nhận được ý kiến “tỉnh sẽ kiên quyết chỉ đạo” chứ chưa thấy thể hiện sự “cam kết” mang tính khả quan nào.

Người dân mong có Văn Miếu Vinh từ lâu rồi

Đi sâu vào câu chuyện Văn Miếu Vinh xưa và hiện trạng phế tích hôm nay, chúng tôi xin mở đầu bằng tâm sự của ông Thái Thanh Quý, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An: “Tôi thấy, dư luận người dân rất quan tâm đến việc phục hồi, tôn tạo di tích Văn Miếu Vinh. Đây là một nguyện vọng xác đáng”. Còn ông Bùi Đình Long, Phó chủ tịch UBND tỉnh này cũng khẳng định quan điểm: “Tỉnh luôn coi trọng, quan tâm dự án phục hồi, tôn tạo di tích Văn Miếu Vinh. Công trình này không chỉ tôn vinh vẻ đẹp TP Vinh là “gương mặt” của tỉnh, mà nó còn mang một ý nghĩa truyền thống hiếu học lâu đời, một trong những cái gốc căn bản giúp phong trào cách mạng của người dân xứ Nghệ lan toả rộng khắp hồi đầu thế kỉ XIX”.

Bàn vào thực chất của dự án bị “ngâm” suốt gần 20 năm nay, ông Long cho hay, UBND tỉnh đã phê duyệt đầu tư dự án từ tháng 6.2014. Tháng 8.2014, tỉnh phê duyệt quy hoạch xây dựng. Chủ đầu tư lúc này được chuyển từ Sở VHTTDL (tên gọi trước khi tách Sở) sang UBND TP Vinh. Nhưng hiện tại TP Vinh chưa có báo cáo gì. “Sau khi đọc loạt bài phản ánh về dự án phục hồi di tích Văn Miếu Vinh trên Báo Văn Hoá, UBND tỉnh sẽ có công văn yêu cầu UBND TP Vinh báo cáo để biết rõ những “mắc mớ” khiến dự án bị chậm. Vấn đề là UBND tỉnh muốn biết đến từng chi tiết “mắc mớ” mới có dự kiến hướng xử lý cụ thể”, ông Long nói.

Chúng tôi nêu câu hỏi: “Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và UBND tỉnh đã có nhiều thông báo, công văn chỉ đạo chủ đầu tư triển khai dự án khi đang là Sở VHTTDL đến UBND TP Vinh. Vậy đến nay đã gần 20 năm, có khi nào lãnh đạo tỉnh xem xét lại các chỉ đạo này đã được thực hiện như thế nào không?”. Ông Long dẫn ra một thực tế về việc các chuyên viên xây dựng thuộc Phòng công nghiệp của UBND tỉnh thường xuyên đi kiểm tra trước khi tỉnh phê duyệt quy hoạch cho phường Hồng Sơn và đã biết rõ dự án phục hồi di tích Văn Miếu Vinh chậm tiến độ từ lâu rồi. Theo ông Long, quan điểm của tỉnh ở thời điểm này là vẫn tiếp tục triển khai, thực hiện chứ không phải khởi động lại dự án.

Trong đó trách nhiệm chính thuộc về TP Vinh. Tỉnh sẽ kiểm tra, vì vậy sau khi TP Vinh báo cáo toàn bộ tiến độ dự án, tỉnh sẽ xem xét từng khó khăn để chỉ đạo cụ thể. Ví như, giải phóng mặt bằng khó khăn gì ở các hộ thuộc diện di dời hay khu tái định cư. Hoặc về nguồn vốn khó khăn cụ thể là như thế nào.

UBND tỉnh kiên quyết chỉ đạo

Nhắc đến chuyện nguồn vốn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long nêu một thực tế rất khó là, dự án tu bổ, phục hồi di tích Văn Miếu Vinh thuộc diện dự án hạ tầng của TP Vinh. Dự án này khác với các dự án thuộc vốn đầu tư công tập trung cho những công trình cực kỳ thiết yếu về lĩnh vực giáo dục, y tế, giao thông hạ tầng… Nói là có bốn nguồn vốn cho dự án này là “hỗ trợ từ Trung ương, tỉnh, thành phố và xã hội hoá” nhưng thực tế, dự án Văn Miếu Vinh cần hướng đến vốn đầu tư từ xã hội hoá hợp pháp là lớn hơn. Đây tiếp tục sẽ là một khó khăn cho việc tu bổ, phục hồi di tích Văn Miếu Vinh.

Chúng tôi mong có câu trả lời xác đáng hơn nữa về giải pháp và hướng mở cho dự án công trình văn hoá bị “ngâm” gần suốt 20 năm nay, ông Long nói: “Dẫu xác định nguồn vốn là khó khăn nhưng tỉnh sẽ kiên quyết hơn trong chỉ đạo để cùng chủ đầu tư tìm ra hướng đi tốt nhất, nhanh nhất cho dự án. Trong đó, kêu gọi xã hội hoá hợp pháp sẽ được coi trọng. Lý do, dự án phục hồi, tôn tạo di tích Văn Miếu Vinh là một dự án có ý nghĩa xã hội rất tốt không chỉ cho đạo học của người Nghệ. Từ lãnh đạo tỉnh đến người dân đều tha thiết, mong đợi dự án này”. 

 Tôi thấy, dư luận người dân rất quan tâm đến việc phục hồi, tôn tạo di tích Văn Miếu Vinh. Đây là một nguyện vọng xác đáng.

(Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An THÁI THANH QUÝ)

 

 Sau khi đọc loạt bài phản ánh về dự án phục hồi di tích Văn Miếu Vinh trên Báo Văn Hoá, UBND tỉnh sẽ có công văn yêu cầu UBND TP Vinh báo cáo để biết rõ những “mắc mớ” khiến dự án bị chậm. Vấn đề là UBND tỉnh muốn biết đến từng chi tiết “mắc mớ” mới có dự kiến hướng xử lý cụ thể.

(Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An BÙI ĐÌNH LONG)

 

  UBND TP Vinh sẽ đề xuất với UBND tỉnh hướng xử lý như thế nào cho tốt nhất, nhanh nhất từ bố trí ngân sách đến GPMB và xây dựng cơ bản. Có thể phải làm theo lộ trình từng năm. Năm nào GPMB, di dời tái định cư. Năm nào xây dựng. Tất cả đều phải tuỳ thuộc vào nguồn vốn. Sở dĩ thành phố phải trình lại để tỉnh quan tâm đặc biệt trong kế hoạch dự trù ngân sách cho Văn Miếu Vinh.

(Ông TRẦN NGỌC TÚ, Chủ tịch UBND TP Vinh)

 VŨ TOÀN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top