Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Quán thanh xuân tháng 9: Alo, Quán thanh xuân xin nghe!

Thứ Bảy 12/09/2020 | 09:53 GMT+7

VHO- 30 năm trước khi chưa có điện thoại, mọi người đã liên lạc với nhau ra sao? Từ đó đến nay, cách kết nối đó đã trải qua những giai đoạn, những bước phát triển như thế nào?

Những thắc mắc đó sẽ được giải pháp trong Quán thanh xuân tháng 9 phát sóng vào 20h40 Chủ nhật ngày 13.9 trên kênh VTV1 (Đài Truyền hình Việt Nam). Chương trình có sự tham gia của các vị khách mời ông Mai Liêm Trực (Nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông); NSND Minh Hoà; NSƯT Minh Vượng; gia đình chiến sĩ, bộ đội Trường Sa… 

Quán thanh xuân tháng 9 sẽ là những câu chuyện xoay quanh lịch sử ngành viễn thông

Quán thanh xuân tháng 9 Alo, Quán thanh xuân xin nghe! là những câu chuyện, kỷ niệm của các khách mời và khán giả cho thấy sự phát triển của ngành viễn thông song hành với sự phát triển của đất nước, giúp con người gần lại với nhau. Đồng thời, nhắc nhở chúng ta về giá trị lớn nhất của sự kết nối: Kết nối tình người.

Còn nhớ thời đó, điện thoại thường chỉ có trong phim ảnh, hoặc trong trò chơi "nối bao diêm" của trẻ em. Muốn nói chuyện với nhau phải gặp mặt, muốn gọi điện thoại phải hẹn trước. Bởi thế mới có chuyện, nghệ sĩ Minh Vượng và Minh Hoà đạp xe từ Lò Đúc xuống Mai Dịch để gọi bạn diễn, lên đến nơi thì mất show vì muộn giờ. Hoặc ở các vùng quê, thường có một cán bộ bưu cục làm nhiệm vụ đưa thư và nhận đánh điện đi các nơi. Hay là muốn gọi điện phải ra bưu điện xếp hàng mỏi chân, nói chuyện riêng mà cả xóm nghe thấy… Cho đến thập kỷ 80, trước thời đổi mới, dịp Tết, tất cả các bốt điện thoại đều kín người, cả gia đình từ đồng bằng sông Cửu Long lên TP.HCM để gọi điện liên tỉnh, vừa nói được câu "Má à” là cả nhà bật khóc.

Khi điện thoại bàn xuất hiện vào thập niên 90, lúc đầu, chỉ ưu tiên lắp cho các cơ quan nhà nước, đơn vị kinh tế và cán bộ từ cấp Cục, Vụ, Viện... trở lên. Với người dân, rất ít gia đình được lắp đặt. Ở các tỉnh, thành phố, thị xã còn hiếm hơn nữa. Trên cả nước, bình quân là 300 người dân mới có 1 thuê bao điện thoại. Điện thoại bàn là một vật dụng xa xỉ ở thập kỷ 90. Đã có không biết bao câu chuyện xoay quanh cái điện thoại bàn. Chẳng hạn như vấn nạn gọi "chùa" điện thoại cơ quan với những hoá đơn dài dằng dặc cần truy tên xem của ai, chủ nhân những cuộc điện thoại giá cao ngất ngưởng có khi còn bị trừ cả thi đua. 

Và rồi, từ những chiếc điện thoại bàn, máy nhắn tin, điện thoại “cục gạch”, rồi các thế hệ điện thoại thông minh khác ra đời đã giúp việc kết nối trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Nhưng trước khi điện thoại di động trở nên phổ biến như ngày hôm nay, ở những nơi đặc biệt như đảo xa, thông tin như vợ sinh con, gia đình có việc... phải cả tháng sau mới đến được với chiến sĩ. Điện thoại di động không còn chỉ là một phương tiện liên lạc, nó là “bà mối” kết nối tình yêu. 

Đến với chương trình Quán thanh xuân tháng 9, khán giả ngoài được trở về những hoài niệm về những chiếc điện thoại “cổ” còn được thưởng thức những ca khúc Lời của gió (sáng tác : Duy Thái), Ơi cuộc sống mến thương (sáng tác: Nguyễn Ngọc Thiện), Chờ phone của anh (nhạc: Christian Gaubert, lời Việt: Khúc Lan), Nơi đảo xa (sáng tác: Thế Song)... qua sự thể hiện của các ca sĩ Đông Hùng, Bảo Trâm, Tạ Quang Thắng, Tùng Dương…

ĐÌNH TOÁN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top