Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Chuỗi chương trình Bandland: “Vườn ươm”các ban nhạc trẻ

Thứ Tư 16/09/2020 | 10:45 GMT+7

VHO- Một sân chơi mới dành cho các ban nhạc trẻ Việt Nam do nhạc sĩ, nhà sản xuất Dương Cầm sáng lập, vừa được ra mắt trên kênh YouTube Bandland Channel. Bandland được kỳ vọng sẽ trở thành vùng đất ươm mầm cho các ban nhạc Việt sinh sôi và phát triển trong tương lai.

 Ban nhạc Hub biểu diễn trong số 2.7 của Bandland

Kể từ khi thời đại công nghệ kĩ thuật số ra đời, âm nhạc điện tử phát triển thì các ban nhạc đã không còn thịnh hành như những thập kỷ trước. Nhận ra điều này, với tư cách là một nhà sản xuất âm nhạc, nhạc sĩ Dương Cầm đã nung nấu suốt một thời gian dài và bắt tay thực hiện ngay trong giai đoạn giãn cách xã hội vì Covid-19 để mang lại món ăn tinh thần mới mẻ cho khán giả. Có thể nói, câu chuyện Bandland cũng chính là câu chuyện của nhạc sĩ Dương Cầm.

Sân chơi dành riêng cho các ban nhạc

Bandland được thực hiện theo mô hình Live in studio phát trên mạng xã hội YouTube. Sau một thời gian ra mắt, với 21 số lên sóng, sân chơi dành cho các ban nhạc của nhạc sĩ Dương Cầm đã dần trở nên hấp dẫn và cuốn hút. Hiện tại, chương trình đang hoạt động liên tục với các buổi live in studio, còn hoạt động trình diễn ngoài trời dự kiến sẽ tổ chức tại sân khấu phố đi bộ trong tháng tới nếu điều kiện cho phép.

Các ban nhạc đến với Bandland hầu hết là những ban nhạc độc lập, thuộc giới Indie. Với cộng đồng yêu nhạc này, nhiều ban nhạc cũng đã có chỗ đứng và sân khấu riêng, nhưng để có được khoảng 10-12 phút lên sóng với khán giả trên Bandland Channel, mỗi ban nhạc vẫn phải bỏ ra hàng tháng để tập luyện, dàn dựng. Sau đó là một ngày đến phòng thu setup âm thanh, một ngày thu live không chỉnh sửa và lên sóng. Để có được một sản phẩm như vậy, các ban nhạc phải qua khâu tuyển chọn và “kiểm duyệt” khắt khe của nhà sản xuất, nhạc sĩ Dương Cầm.

Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp thì hình thức này được cho là cách làm sáng tạo, không chỉ tạo sân chơi cho các ban nhạc mà còn mang tới cho khán giả những “thực đơn” giải trí mới mẻ. Đến thời điểm này, Bandland đã thu hút được hơn 180 ngàn lượt xem (view), đặc biệt là nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của giới trẻ. Giữ vai trò nhà sản xuất, nhạc sĩ Dương Cầm cũng chính là người chịu trách nhiệm về âm nhạc. Sau 21 số, Bandland không chỉ gây ấn tượng về chất lượng âm thanh trong studio mà còn sống động về khả năng diễn live của các ban nhạc qua phần xử lý hậu kỳ được sản xuất bởi ê kíp Bandland.

Môhình Bandland sẽbao gồm 2 sốLive in studio (Sản phẩm phòng thu) vào 20h30 tối thứ5 (tuần thứnhất vàtuần thứba của tháng), cóthời lượng từ15-25 phút mỗi số, gồm hai nội dung: Đời sống của ban nhạc (Life of band) vàSản phẩm phòng thu (Live in studio). Ngoài ra, Bandland còn tổchức một sốlive on stage (chơi trên sân khấu) vào tối thứBảy (tuần thứhai của tháng) tại sân khấu tượng đài Cảm tử, phốđi bộHồ Gươm.

Nhạc sĩ Dương Cầm cho hay, ngoài việc tạo sân chơi chuyên nghiệp cho các ban nhạc, từphòng thu ra sân khấu, Bandland sẽtổchức chuỗi chương trình Out do Bandland Season (Bn mùa trong năm) với mục đích các ban nhạc trẻsẽcóthêm cơhội được giới thiệu sản phẩm, nâng cấp khảnăng biểu diễn vàđến gần hơn với khán giả. Ngoài ra, Bandland Channel còn là một sân chơi dành cho các ban nhạc để trao đổi, học hỏi thông qua các nhóm diễn đàn trên mạng xã hội. Sẽ có những buổi workshop được tổ chức bởi Bandland với đa dạng chủ đề định hướng phong cách âm nhạc, quy trình sản xuất âm nhạc, kinh nghiệm sáng tác, nâng cao kĩ năng chơi nhạc cụ, hay là về bản quyền âm nhạc... Bandland cũng sẵn sàng là nhà sản xuất hay đơn vị sản xuất những sản phẩm âm nhạc cho các ban nhạc khi cần hỗ trợ. Và xa hơn, Bandland sẽ là nhà tổ chức những lễ hội, liveshow cho các ban nhạc cùng nghệ sĩ khách mời.

Khó nhưng vẫn quyết… “chơi”

Là người được nuôi dưỡng và trưởng thành từ mô hình ban nhạc và hiện đang là trưởng ban nhạc Background, Dương Cầm hiểu hơn ai hết những khó khăn để duy trì và phát triển loại hình âm nhạc này ở Việt Nam. “Ngay cả tôi và các thành viên trong ban nhạc của mình cũng thiếu một sân chơi. Đa phần các ban nhạc thường chơi trong các bar, sân khấu ở quán cà phê nhạc sống, thậm chí chơi ở nhà hàng, tiệc cưới, sự kiện... Chúng ta đang thiếu sân chơi cũng như sân khấu chuyên nghiệp dành cho ban nhạc. Để duy trì được ban nhạc ở Việt Nam hiện nay, ngoài tình cảm gắn bó, chúng tôi hiện vẫn loay hoay và mày mò, chấp nhận chơi những sân chưa hẳn là đúng với mong muốn bởi mưu sinh”, nhạc sĩ Dương Cầm chia sẻ.

Cũng theo nhạc sĩ Dương Cầm, làng nhạc Việt hiện nay có rất nhiều ban nhạc tài năng, “tôi muốn Bandland là sân chơi chung của chính mình và các đồng nghiệp. Được chơi với các ban nhạc Indie, tôi thấy mình cũng trẻ ra và cập nhật hơn. Mong muốn của chúng tôi là tạo nên một cộng đồng tài năng, có sự chia sẻ, học hỏi lẫn nhau, bằng niềm đam mê, sự sáng tạo cho âm nhạc. Sân chơi Bandland là hoàn toàn miễn phí. Các bạn chỉ cần đến đây, thể hiện niềm đam mê và sự sáng tạo. Hơn cả sân chơi, tôi hy vọng với sự góp sức, đam mê của mỗi người, Bandland sẽ trở thành vùng đất ươm mầm cho các ban nhạc Việt sinh sôi và phát triển trong tương lai”.

Nhạc sĩ Anh Quân, thành viên chủ chốt của ban nhạc Anh Em cho rằng, hầu hết các ban nhạc chưa có sân khấu biểu diễn thực thụ và thị trường riêng. Thực tế cho thấy, các show ca nhạc bây giờ hầu như tập trung chủ yếu vào ca sĩ solo. “Nói thuần túy về mặt thị trường, ban nhạc rất khó khăn để phát triển và gần như là đang ở con số không”, nhạc sĩ Anh Quân thẳng thắn.

Không chỉ có vậy, để có thể thu về 1 USD trên YouTube, chương trình phải có tối thiểu số lượt xem là trên 40 ngàn người và các điều kiện khác đi kèm. Trong một thời gian nhất định, nếu lượt view thay đổi thì số tiền cũng thay đổi theo tỉ lệ thuận. Rất đáng mừng là Bandland Channel sau một thời gian hoạt động đã có thể kiếm tiền. Tuy nhiên, Bandland đang hoạt động ở hình thức phi lợi nhuận khi nhạc sĩ Dương Cầm không có kinh phí để gửi cho các ban nhạc.

Hiện đã có rất nhiều ban nhạc tại Hà Nội “xếp hàng” để được lên sóng Bandland, chưa kể đến những ban nhạc tại TP.HCM. Điều đầu tiên nhà sản xuất hướng tới từ sân chơi này chưa phải là tiếp cận số đông khán giả mà là từng bước xây dựng sự gắn kết cộng đồng các ban nhạc trên cả nước từ chính những người yêu thích chơi nhạc. “Bandland có thể là nơi phát hiện ra những mảnh ghép còn thiếu trong ban nhạc, để từ đó các ban nhạc trưởng thành hơn, có cá tính riêng và quan trọng nhất là sẽ có những show diễn…”, nhạc sĩ Dương Cầm nhấn mạnh. 

 THƯ NGUYỄN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top