Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Ứng dụng công nghệ trong phát triển du lịch là yếu tố sống còn

Thứ Năm 17/09/2020 | 20:30 GMT+7

VHO- Diễn đàn du lịch “Chuyển đổi số thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam” sẽ được Hiệp hội Du lịch Việt Nam và Hiệp hội thương mại điện tử (VECOM) tổ chức vào ngày 30.9, tại Hà Nội.

Ứng dụng công nghệ trong phát triển du lịch là xu hướng tất yếu

Diễn đàn là cơ hội để doanh nghiệp du lịch tiếp cận về lý luận và thực tiễn trong việc ứng dụng các công nghệ mới vào kinh doanh du lịch từ đại diện các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như: Google, Booking.com, Facebook… và Hiệp hội Lữ hành Hoa Kỳ.

Đại dịch Covid-19 đã gây thiệt hại nặng nề tới tất cả các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch cũng như các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ và liên quan, trực tiếp tác động tiêu cực tới toàn bộ nền kinh tế. Vì thế, các doanh nghiệp du lịch cần điều chỉnh chiến lược kinh doanh để có thể nhanh chóng phục hồi và tăng trưởng nhanh chóng khi đại dịch được kiểm soát. Trong đó, chuyển đổi số một cách toàn diện sẽ là một phần của chiến lược này. Với chuyển đổi số, các doanh nghiệp du lịch có thể tiếp cận tới nhiều khách hàng hơn, chăm sóc khách hàng tốt hơn, giảm chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh. Hơn thế, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của mọi doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

Trong số các giải pháp công nghệ đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, có thể kể đến xu hướng ứng dụng mobile; trí tuệ nhân tạo (AI) và chatbot; kết nối IoT; thực tế ảo…

VinWonders Phú Quốc (Việt Nam)- Công viên chủ đề đầu tiên trên thế giới ứng dụng trải nghiệm giải trí ảo

Các ứng dụng này phù hợp với đặc trưng của các doanh nghiệp du lịch là du khách ở xa nơi có sản phẩm, dịch vụ và “tiêu thụ” sản phẩm, dịch vụ trong quá trình di chuyển. Các ứng dụng trên điện thoại di động thông minh cho phép khách hàng có thể khai thác thông tin, thực hiện các thao tác giao dịch cho phép khách hàng có thể khai thác thông tin, thực hiện các thao tác giao dịch và tích hợp nhiều tiện ích khác. Thậm chí, điện thoại thông minh còn được sử dụng để mở cửa phòng khách sạn, đặt các bữa ăn phục vụ tại phòng, đặt các dịch vụ bổ sung trong khách sạn… Thực tế cho thấy, với thiết bị di động người ta có thể lên kế hoạch cho toàn bộ chuyến đi từ đặt vé, đặt dịch vụ đến tìm kiếm thông tin về địa điểm tham quan, chọn hướng dẫn viên… trong chuyến đi mà không cần tương tác trực tiếp với bất kỳ người nào.

Trí tuệ nhân tạo đã khẳng định được vị trí quan trọng của nó trong các xu hướng của thị trường số, bao gồm cả trong lĩnh vực du lịch. Chatbot là một chương tình được tạo từ máy tính, là một công cụ cho phép con người có thể tương tác giao tiếp thông qua một trí tuệ nhân tạo đã được lập trình sẵn. Chatbot được chia thành 2 loại theo cách mà chúng tương tác với con người là audiotory (âm thanh) và texual (văn bản) và ngày càng phổ biến trên trang web của các doanh nghiệp du lịch. Ưu điểm của một chatbot là có khả năng làm việc như xử lý một yêu cầu đặt phòng, thông báo tình hình thời tiết, cho biết vị trí của các ATM… của người dùng ở bất kỳ đâu, vào bất kỳ thời điểm nào và sử dụng bất kỳ ngôn ngữ nào.

Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều thiết bị được kết nối với IoT, các doanh nghiệp du lịch có thể khai thác để giúp việc phục vụ khách hàng một cách hiệu quả hơn. Dữ liệu IoT giúp doanh nghiệp biết được nhu cầu, thói quen du lịch và một số đặc điểm khác để có thể chuyển đến khách hàng tiềm năng những thông tin mà họ thật sự quan tâm. Việc khai thác các dữ liệu IoT vừa giúp doanh nghiệp tăng khả năng bán được sản phẩm, vừa biết rõ khách hàng hơn, đồng thời giúp hàng tiết kiệm thời gian tìm kiếm và thực hiện các thao tác để mua sản phẩm mà họ muốn.

Việc khách hàng có thể chia sẻ các ý kiến của hộ một cách nhanh chóng thông qua mạng xã hội như Facebook, Yelp, TripAdvisor hay các trang web du lịch giúp các cơ sở lưu trú, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch hiểu rõ hơn mong muốn của du khách. Công cụ kỹ thuật này thúc đẩy các doan  nghiệp quan tâm hơn đến chất lượng để tạo sự hài lòng của du khách. Gây dựng uy tín thông qua điểm đánh giá của khách hàng.

Ngoài ra đây cũng là kênh tham khảo, giúp khách hành cảm thấy yên tâm khi chọn lựa một sản phẩm hoặc một dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, có thể thấy là xu hướng này hướng tới việc phục vụ khách tốt hơn, chứ không nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp du lịch.

Ứng dụng thực tế ảo trong du lịch còn rất mới mẻ ở Việt Nam

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ dựa trên nền tảng internet, thuật ngữ Vitual Tour (chuyến tham quan ảo) hay Interactive Tour (chuyến tham quan tương tác) được xuất hiện từ năm 1994 và trở nên phổ biến hơn đối với khách du lịch ở nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên thuật ngữ trên vẫn còn rất mới mẻ và chưa được ứng rộng rãi tại Việt Nam.

Nhằm đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm thông tin, trải nghiệm địa điểm du lịch trên internet của du khách, trước và trong chuyến đi, nhiều địa điểm  du lịch hoặc các công ty du lịch đã xây dựng tour ảo tương tác nhằm mô phỏng địa điểm du lịch thông qua các hình ảnh, video, các yếu tố đa phương tiện khác như hiệu ứng âm thanh, âm nhạc hoặc các bản tường thuật, giới thiệu, các văn bản. Yếu tố khiến tour ảo trở nên hấp dẫn với du khách là các công nghệ mới được áp dụng như một phần cốt lõi của hệ thống đó như ảnh 360°, video 360°, ảnh Panaroma, ảnh Flycam… Điều đó đã giúp cho du khách có thể hiểu hơn về địa điểm sắp tham quan và kích thích được cảm hứng cho chuyến du lịch

Diễn đàn Chuyển đổi số thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam sẽ giúp doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, vận chuyển, các điểm đến du lịch hiểu rõ hơn về việc ứng dụng các công nghệ vào quá trình hoạt động, đổi mới sáng tạo trải nghiệm cho khách hàng.

ANH VŨ

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top