Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Điện ảnh gần đây bị “nghiệp dư hóa” là nguy cơ có thật

Thứ Hai 21/09/2020 | 14:47 GMT+7

VHO- Ngày 21.9 tại Hà Nội, Đại hội Đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ 9 (2020-2025) Hội Điện ảnh Việt Nam đã chính thức ra mắt Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới với 15 thành viên. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Đại hội

 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, gần 70 năm qua, nền điện ảnh cách mạng Việt Nam đã lớn mạnh và phát triển không ngừng, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong phát triển văn hóa, con người Việt Nam.

Theo Phó Thủ tướng, bước vào thời kỳ đổi mới, nền điện ảnh nước nhà đối diện với nhiều thách thức và cũng đứng trước những cơ hội chưa từng có. Thoát khỏi sự bao bọc mang nặng tính hành chính, quan liêu bao cấp, điện ảnh Việt Nam đứng trước đòi hỏi và cơ hội được đứng vững trên đôi chân của mình, được phát huy cao nhất năng lực sáng tạo trong hoạt động nghệ thuật và cả trong huy động nguồn lực xã hội.

Song khó khăn thật lớn khi nguồn đầu tư nhà nước ít ỏi và ngày càng thiếu hụt so với nhu cầu. Cơ chế thị trường, mở cửa hội nhập quốc tế cũng tạo thêm sức ép ngày càng gia tăng. Nhưng bằng tất cả trách nhiệm, trí tuệ và lòng yêu nghề, các thế hệ nghệ sĩ và những người làm việc trong lĩnh vực điện ảnh, phim truyền hình đã và đang nỗ lực vượt qua gian khó, vượt lên chính mình để nền điện ảnh  tiếp tục phát triển và đạt được thành tựu rất đáng trân trọng.

“Chúng ta vui mừng nhận thấy, bên cạnh số lượng hạn chế những bộ phim được Nhà nước hỗ trợ, chủ yếu về đề tài lịch sử cách mạng, đặc biệt trong phong trào “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đã có một số lượng khá lớn các tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, đáp ứng nhu cầu giải trí của đông đảo khán giả, từng bước cạnh tranh với các phim ngoại nhập”, Phó Thủ tướng nêu rõ.

Bên cạnh đó, đã xuất hiện không ít tác phẩm dần tạo thành một dòng phim mới (độc lập, phim tác giả) với những đổi mới có tính đột phá về nội dung đề cập và phong cách thể hiện. Môi trường hoạt động nghệ thuật ngày càng thông thoáng đã thu hút được không ít đạo diễn, nghệ sĩ định cư ở nước ngoài về làm nghề ở Việt Nam… Thời gian gần đây, nhiều bộ phim truyền hình dài tập đã gây được tiếng vang, thu hút được đông đảo khán giả theo dõi.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và các nghệ sĩ điện ảnh tại Đại hội

 Tại Đại hội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng thẳng thắn chỉ rõ những điều còn chưa làm được, những bất cập trước yêu cầu ngày càng cao, đa dạng của công chúng yêu điện ảnh.

“Chúng ta mong đợi những tác phẩm lớn mang tầm vóc dân tộc, thời đại, tương xứng với những thành tựu to lớn trong công cuộc Đổi mới, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta mong đợi ngày càng có thật nhiều tác phẩm hấp dẫn đáp ứng yêu cầu rất khác nhau, rất đa dạng của công chúng nhưng vẫn mang tính định hướng và giá trị nghệ thuật cao. Chúng ta cũng rất cần có đầu tư bài bản, đủ ngưỡng cho hạ tầng kỹ thuật của ngành điện ảnh, ngành văn hóa; cho đào tạo nhân lực chất lượng cao cũng như nghiên cứu lý luận điện ảnh nói riêng và nghệ thuật, văn hóa nói chung ...”, theo Phó Thủ tướng.

“Cảnh báo nguy cơ điện ảnh những năm gần đây bị “nghiệp dư hóa” ngày càng được nhắc nhiều. Nguy cơ đó là có thật”, Phó Thủ tướng nhận định. Số lượng phim điện ảnh, phim truyền hình về đề tài chính luận còn hạn chế. Những phim về đề tài lịch sử phần nhiều còn chưa thoát được khuôn sáo. Không ít phim mang tính giải trí còn đặt quá nặng mục tiêu thương mại. Khâu quảng bá phát hành chưa được chú trọng đúng mức. Lý luận phê bình điện ảnh cũng chưa có nhiều nghiên cứu mang tính mở đường.

Toàn cảnh Đại hội

Liên quan tới Hãng phim truyện Việt Nam ở  số 4 Thụy Khuê, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng không thể duy trì mãi một Hãng phim xập xệ như thế, nhưng chúng ta không được phép quên nó. Ông cũng cho rằng, việc ở Hãng phim  số 4 Thụy Khuê để giải quyết phải thực hiện từng bước, và chắc sẽ có những vết thương để lại sẹo. “Trách nhiệm này là của tất cả chúng ta. Làm sao để vết sẹo ấy được liền da, để cơ thể điện ảnh khoẻ mạnh lại và vươn lên theo một cách mới...”, Phó Thủ tướng chia sẻ.

 Phó Phủ tướng bày tỏ, mong rằng trong nhiệm kỳ tới đây, Hội Điện ảnh Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia nhiều hơn, hiệu quả hơn vào công tác đóng góp xây dựng chính sách, phản biện xã hội, nhằm tạo môi trường ngày càng thuận lợi cho phát triển điện ảnh nói riêng, nghệ thuật nói chung và rộng hơn là phát triển đất nước. Hội Điện ảnh Việt Nam cũng sẽ tiếp tục là cầu nối không thể thiếu với các Hội, các tổ chức và với cộng đồng điện ảnh quốc tế.

Ra mắt Ban Chấp hành Hội Điện ảnh Việt Nam khóa 9 (2020-2025) 

Phó Thủ tướng đề nghị các Bộ ngành, trực tiếp  là Bộ VHTTDL cùng các cấp chính quyền địa phương quan tâm phối hợp, tạo điều kiện để Hội Điện ảnh, ngành Điện ảnh hoàn thành sứ mệnh  của mình.

Đại hội Đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ 9 (2020-2025) Hội Điện ảnh Việt Nam diễn ra từ 19-  21.9. Ban Chấp hành khóa 9 với 15 thành viên đã ra mắt. Tuy nhiên, Ban Chấp hành mới chưa thể thống nhất bầu ra tân Chủ tịch như thông lệ. NSND Đặng Xuân Hải, Chủ tịch Hội Điện ảnh khóa 8 do đó tiếp tục được giao đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội cho tới khi Ban Chấp hành khóa mới bầu ra người kế nhiệm.

Dự kiến, tháng 10 tới Hội Điện ảnh Việt Nam mới có tân Chủ tịch và các vị trí chủ chốt. Ban chấp hành khóa mới được cho là mang tính thần trẻ hóa với nhiều gương mặt trẻ, đang hoạt động khá sôi nổi như Quyền Linh (Mai Huyền Linh), Nguyễn Công Hậu, Đỗ Thanh Hải, Bùi Thạc Chuyên, Mai Thu Huyền…

BẢO ANH, ảnh: ANH BẰNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top