Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Sẽ là “một thập kỷ mất mát” của kinh tế thế giới

Thứ Sáu 25/09/2020 | 11:04 GMT+7

VHO- Do tác động của đại dịch Covid-19, những biện pháp “thắt lưng buộc bụng” có thể sẽ được áp dụng và tình trạng suy thoái với tốc độ 2 con số có thể xảy ra trong khoảng 18 tháng tới.

 Đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực cho nền kinh tế thế giới Ảnh: INTERNET

Điều này có thể dẫn tới hậu quả là thế giới sẽ chứng kiến một thập kỷ lạc hướng, bất kể đó là các quốc gia đang phát triển hay giàu có.

Nguy cơ và thách thức vẫn còn ở phía trước

Các chuyên gia hàng đầu của tổ chức tài chính Oxford Economics (Mỹ) ước tính, đại dịch Covid-19 có thể khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại hơn 1.000 tỉ USD do năng suất lao động giảm, sản xuất đình trệ, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, đầu tư và thương mại giảm, ngành du lịch bị tàn phá do lệnh đóng cửa biên giới...

Theo Reuters, trong báo cáo hồi tháng 6.2020, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã cảnh báo, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm 4,9% trong năm nay, kéo theo một cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất lịch sử kể từ cuộc đại suy thoái diễn ra vào những năm 30 của thế kỷ trước. Trong khi Roberto Azevedo, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhận định giao dịch thương mại toàn cầu năm nay có thể giảm từ 13 - 32%.

Trong khi đó, Hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) cảnh báo thế giới đang đứng trước nguy cơ “một thập kỷ mất mát” và “bất bình đẳng sâu sắc” do tác động của đại dịch Covid-19, nếu các quốc gia lựa chọn biện pháp “thắt lưng buộc bụng” làm tư duy chính sách chủ đạo. “Dù kinh tế thế giới có thể sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2020 và đến năm 2021, nhưng nếu không thận trọng, các quốc gia sẽ vấp phải những sai lầm từng mắc phải trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008”, Giám đốc phụ trách toàn cầu hóa và các chiến lược phát triển Liên Hợp Quốc Richard Kozul-Right cho biết.

Những biện pháp “thắt lưng buộc bụng” có thể sẽ được áp dụng quá nhanh và tình trạng suy thoái với tốc độ 2 con số có thể xảy ra trong khoảng 18 tháng tới dẫn tới hậu quả là thế giới sẽ chứng kiến một thập kỷ lạc hướng, bất kể đó là các quốc gia đang phát triển hay giàu có. Vì thế, trong báo cáo thường niên, UNCTAD cho rằng thế giới cần khẩn cấp phối hợp hành động chung vì mục tiêu phục hồi kinh tế nhanh hơn khi đương đầu với nguy cơ suy thoái toàn cầu nghiêm trọng.

Ngoài ra, UNCTAD cũng nhận định các gói cứu trợ tạm thời được đưa ra chủ yếu tại các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), ước tính khoảng 13.000 tỉ USD đã góp phần kiềm chế đà suy thoái của kinh tế thế giới. Tuy nhiên trên quy mô toàn cầu, UNCTAD cảnh báo nguy cơ trải qua “một thập kỷ lạc hướng” đang phủ bóng đen lên hy vọng thế giới sẽ hoàn thành 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) trước năm 2030 của Liên Hợp Quốc.

“Kịch bản” phục hồi

Khi kinh tế toàn cầu đang rơi vào suy thoái, một trong những vấn đề mà giới phân tích và các chính phủ quan tâm nhất hiện nay là kinh tế thế giới sẽ phục hồi như thế nào sau đại dịch?

Ông Jerome Powell, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ - FED nhấn mạnh, đại dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế đầu tàu thế giới, khiến hàng chục triệu người lao động Mỹ mất việc và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã lao dốc 31,7% trong quý 2 vừa qua khi một loạt doanh nghiệp phải đóng cửa. Vì thế, con đường phía trước còn nhiều bất ổn và phụ thuộc nhiều vào việc kiểm soát dịch bệnh cũng như các hành động chính sách được thực hiện ở tất cả các cấp chính quyền. Đà phục hồi kinh tế sẽ nhanh hơn nếu chính sách tiền tệ và tài chính có thể song hành cùng nhau để hỗ trợ những đối tượng khó khăn.

Chủ tịch Ủy ban Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc (ECOSOC) Munir Akram cho rằng, trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 đã phơi bày thực tế bất bình đẳng giữa và ngay trong các quốc gia và những nước nghèo nhất càng phải gánh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Những quốc gia giàu có hơn đã huy động được 11.000 tỉ USD, trong khi các nước đang phát triển vẫn đang chật vật tìm kiếm từ các nguồn lực nhỏ nhất. Do đó, để giải quyết những thách thức nêu trên đòi hỏi quyết tâm và hành động tập thể.

Trong bối cảnh hiện nay, nếu thế giới có thể nhanh chóng dập dịch, tìm ra vắcxin kháng virus SARS-CoV-2 thì tăng trưởng kinh tế sẽ sớm trở lại. Nếu không, tình trạng “hôn mê sâu” của nhiều nền kinh tế có thể còn kéo dài. Một số nền kinh tế đã bắt đầu nới lỏng giãn cách xã hội, mở cửa trở lại, nhưng thế giới vẫn đối mặt giai đoạn phong tỏa mới khi dịch bùng phát lần hai.

Đặc biệt, Chủ tịch ECOSOC Munir Akram cũng lưu ý, cần phải đảm bảo vắcxin phòng ngừa virus SARS-CoV-2 khi được phát triển thành công sẽ được cung cấp cho tất cả người dân trên thế giới với giá cả phải chăng, không có sự phân biệt đối xử. 

HÙNG CƯỜNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top