Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn, tiếng Đức: Dàn trải hay tất yếu?

Thứ Tư 10/03/2021 | 10:31 GMT+7

VHO- Xung quanh việc chọn “tiếng Hàn, tiếng Đức trở thành một trong những ngoại ngữ 1 bắt buộc từ lớp 3 đến 12”, dư luận đang có rất nhiều ý kiến trái chiều.

 Một lớp học ngoại ngữ tại Hà Nội

Có người cho rằng, khi vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao, trong đó quan hệ về kinh tế, văn hóa với Hàn Quốc đặc biệt phát triển, việc tiếng Hàn được chọn là “ngoại ngữ 1” cũng dễ hiểu. Người khác thì lại thấy cần nâng cao chất lượng các thứ tiếng đã chọn thay vì đưa thêm ngôn ngữ mới vào danh sách bắt buộc…

Thêm lựa chọn liệu có hiệu quả?

Tiếng Anh là ngôn ngữ được chú trọng giảng dạy ở nhiều nước ở Đông Nam Á như Singapore, Malaysia..., điều đó thúc đẩy quá trình phát triển và hội nhập quốc tế của các quốc gia này nhanh hơn bao giờ hết. Thế nhưng ở Việt Nam, việc giảng dạy tiếng Anh chưa đồng bộ tại các trường, các cấp khiến học sinh gặp nhiều khó khăn. Có không ít em lựa chọn ngoại ngữ 1 ở cấp Trung học cơ sở là tiếng Pháp hay tiếng Nga, nhưng khi lên bậc Trung học phổ thông lại phải chuyển học tiếng Anh do nhà trường không tổ chức giảng dạy. Đây là bất cập rất lớn đã và đang tồn tại từ nhiều năm nay, vì vậy, theo ý kiến của một số chuyên gia giáo dục, trước hết cần kiện toàn việc dạy và học các “ngoại ngữ 1” sẵn có trước khi có thêm các sự lựa chọn khác.

Lại có ý kiến phát biểu, tiếng Đức và tiếng Hàn là hai ngôn ngữ có tỉ lệ ít dân số trên thế giới sử dụng, tác động chưa nhiều đến sự phát triển kinh tế và hội nhập của Việt Nam. Trong khi cho đến nay, tiếng Anh - một ngôn ngữ có tỉ lệ dân số toàn cầu sử dụng rất cao nhưng lại vẫn chưa thực sự trở thành ngôn ngữ thứ 2 của nước ta, dù đã được đưa vào giảng dạy từ nhiều năm. Nguyên nhân cốt yếu là bởi chất lượng giảng dạy còn chưa hiệu quả, thể hiện qua kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, điểm trung bình môn ngoại ngữ tiếng Anh ở mức rất đáng lo ngại so với các môn học khác. Vì vậy không phải là không có lý khi có nhiều ý kiến phản đối và cho rằng chúng ta không nên dàn trải ở nhiều ngôn ngữ khác nhau mà hãy tập trung vào việc cải thiện chất lượng giảng dạy và học tập tiếng Anh là chính yếu.

Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được ban hành năm 2018, môn ngoại ngữ 1 được thực hiện từ lớp 3, nhưng các em có thể học tiếng Anh, hoặc chọn tiếng Nhật, hay tiếng Hàn, tiếng Đức… Việc chọn ngoại ngữ nào phụ thuộc vào điều kiện của từng trường, từng địa phương, từng gia đình chứ không có sự ép buộc. Việc bổ sung ngôn ngữ mới vào nhóm “ngoại ngữ 1” giảng dạy bắt buộc này được đánh giá dựa trên nhu cầu của xã hội, của đất nước chứ không phải phụ thuộc vào tỉ lệ dân số như nhiều người lầm tưởng. Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến nhu cầu của quốc tế và khu vực, bởi trong thời đại hiện nay, nguồn nhân lực được đào tạo theo hướng quốc tế, có thể làm việc ở nội địa cũng như hoàn toàn tự tin khi ra nước ngoài.

Chọn tiếng Hàn làm ngoại ngữ 1 là tất yếu

Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia giáo dục của Việt Nam khi nói về quyết định mới của Bộ GD&ĐT. Ngoại ngữ 1 trong chương trình giảng dạy phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12 trước nay gồm 5 ngôn ngữ là tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung và tiếng Nhật. Việc bổ sung thêm các ngôn ngữ mới là dựa theo nhu cầu thực tế, đặc biệt dựa trên mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc, khi yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ ngoại ngữ tiếng Hàn đang ngày càng gia tăng. Một chuyên gia của Trường Đại học Ngoại ngữ cũng nhấn mạnh: “Thay vì chỉ được lựa chọn tiếng Anh là ngoại ngữ 1 thì bây giờ các em có cơ hội lựa chọn thêm các ngoại ngữ khác, đây là điều tốt, tăng thêm cơ hội cho học sinh.”

Vị này cũng khẳng định, “theo Luật Giáo dục, chúng ta phải tạo điều kiện cho người dân học các ngoại ngữ mà xã hội có nhu cầu, tức là cả tiếng Anh và các ngôn ngữ khác. Đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng, ngoài hợp tác với các nước nói tiếng Anh, chúng ta còn có mối quan hệ sâu sắc về mọi mặt như văn hóa, giáo dục, kinh tế, chính trị... với nhiều quốc gia khác. Mặc dù so với tiếng Anh, nhu cầu học các ngôn ngữ khác ít hơn nhưng lại rất rõ rệt, chẳng hạn như tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung...”

Riêng đối với tiếng Hàn, đây là một trong những ngôn ngữ có nhu cầu cao của xã hội Việt Nam hiện nay. Những năm gần đây, mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Hàn Quốc và Nhật Bản phát triển rất mạnh, số lượng doanh nghiệp của hai quốc gia này ở Việt Nam ngày càng tăng, số lượng người Việt đi học và làm việc tại Hàn Quốc và Nhật Bản cũng tăng lên nhanh chóng. Mặt khác, số lượng người Hàn Quốc và Nhật Bản đến Việt Nam làm việc hoặc du lịch cũng rất đông. Điều đó tạo nên nhu cầu lớn về việc dạy - học tiếng Hàn và tiếng Nhật. Ngoài ra, Đức cũng là quốc gia được nhiều học sinh, sinh viên lựa chọn là điểm đến du học về các khối ngành khoa học kỹ thuật. 

 QUỐC HÙNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top