Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Phản ứng phản vệ độ II sau tiêm vắcxin Covid-19 đang được nghiên cứu

Thứ Hai 15/03/2021 | 11:21 GMT+7

VHO- Hiện đã có 10.041 cán bộ, nhân viên y tế trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19 được tiêm vắcxin AstraZeneca, trong đó đã ghi nhận 12 trường hợp phản ứng phản vệ độ II... 

 Đa số phản ứng sau tiêm vắcxin Covid-19 tại Việt Nam cho nhân viên y tế là thông thường 

Trong khi đó, đề cập việc một số nước châu Âu tạm dừng tiêm vắcxin AstraZeneca, GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Giám đốc Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết, trong những trường hợp gặp phản ứng sau tiêm tại Việt Nam, chưa có ai gặp phản ứng tắc huyết khối sau tiêm. 
“Tôi được biết các quốc gia châu Âu đang nghiên cứu về những trường hợp tai biến, trong đó có tai biến tắc huyết khối, xem có liên quan gì đến độ tuổi được tiêm ngừa hoặc các lý do khác hay không, bởi những người lớn tuổi, bị xơ vữa động mạch thì nguy cơ tắc huyết khối cũng lớn hơn”, GS Đức Anh cho biết. 
Cũng theo ông Đức Anh, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã tiêm vắcxin này nhưng tỷ lệ phản ứng sau tiêm nằm trong tỷ lệ đã được khuyến cáo với các vắcxin thông thường khác, chẳng hạn tại Anh đã tiêm 11 triệu liều. Tại Việt Nam, do số lượng vắcxin đã về rất ít, mới có một số nhóm nguy cơ cao được tiêm và có ghi nhận phản ứng sau tiêm, với tỷ lệ tương tự như các vắcxin đã sử dụng. 
Theo các chuyên gia, phản ứng phản vệ độ I là có các triệu chứng da, tổ chức dưới da và niêm mạc như mày đay, ngứa, phù mạch. Phản vệ nặng (độ II): Có từ 2 biểu hiện ở nhiều cơ quan: Mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh; Khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi; Đau bụng, nôn, ỉa chảy; Huyết áp chưa tụt hoặc tăng, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp. Phản vệ nguy kịch (độ III): Biểu hiện ở nhiều cơ quan với mức độ nặng hơn như đường thở: tiếng rít thanh quản, phù thanh quản; Thở: thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp thở; Rối loạn ý thức: vật vã, hôn mê, co giật, rối loạn cơ tròn; Tuần hoàn: sốc, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp. Phản vệ ngừng tuần hoàn (độ IV): Biểu hiện ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn. Theo một Phó Khoa Cấp cứu ở một bệnh viện trung ương, những ngày gần đây báo chí có đưa thông tin về việc tiêm vắcxin cho cán bộ, nhân viên y tế và ghi nhận một số trường hợp có phản ứng phụ, phản vệ. Ngành Y tế đang nỗ lực để tiêm vắc xin và khách quan với hiệu quả và tác dụng phụ, đồng thời sẽ đánh giá kỹ lưỡng các tác dụng phụ và xem xét khi tiêm có vấn đề gì không. 
“Những thông tin về phản vệ sau tiêm có thể làm người dân hoang mang, thậm chí còn có ý kiến từ chối, phản đối. Nếu chúng ta không triển khai được tiêm vắcxin thì dịch sẽ kéo dài và thất bại về chống dịch, không thể kết thúc được dịch. Phản vệ độ II chỉ là triệu chứng nôn, mẩn ngứa, khó chịu chứ chưa phải là nguy hiểm. Nếu chỉ vì 1, 2 ca mà tạo ra làn sóng phản đối tiêm vắcxin thì không hợp lý, và ngành Y tế sẽ đưa ra kết luận về việc này”, bác sĩ này nói. Liên quan đến vấn đề phản ứng sau tiêm, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, lãnh đạo Bộ đãnghe báo cáo và phân tích từ các đơn vị triển khai Chương trình Tiêm chủng Mở rộng (TCMR), các chuyên gia, nhàkhoa học, các thông tin từ Cơ quan Dược châu Âu (EMA) và các quốc gia cho thấy chưa tìm ra sự liên quan giữa những trường hợp gặp sự cốnghiêm trọng sau khi tiêm chủng với vắcxin AstraZeneca. Một số trường hợp đang tiếp tục nghiên cứu. Chương trình TCMR quốc gia tiếp tục triển khai tiêm vắcxin phòng Covid-19 của AstraZeneca. 
“Việc triển khai tiêm chủng phải thực hiện theo đúng quy trình chặt chẽ, an toàn, hiệu quả. Người được tiêm chủng được theo dõi tại chỗ 30 phút sau khi tiêm. Nếu có phản ứng thì được theo dõi tiếp tại phòng bệnh trong 24h. Sau khi về nhà, tiếp tục theo dõi sức khỏe trong những ngày sau đó và thông báo ngay cho cơquan y tế khi cóbất kỳ phản ứng bất thường nào xảy ra đểđược chẩn đoán và xử trí kịp thời. Đây là quy trình được Bộ Y tế chỉ đạo hết sức chặt chẽ. Tiêm đến đâu bảo đảm an toàn đến đấy”, Thứtrưởng Trần Văn Thuấn nhấn mạnh. 
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, trước khi triển khai tiêm chủng vắcxin phòng Covid-19, Bộ Y tế đã tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến về hướng dẫn sử dụng và tổ chức tiêm chủng vắcxin Covid-19 bao gồm đối tượng sử dụng, chỉ định, chống chỉ định của vắcxin, theo dõi phát hiện sự cố bất lợi sau tiêm chủng và xử trí trường hợp phản vệ; các phương án tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắcxin. Các điểm tiêm chủng đều được trang thiết bị phòng chống sốc và xử trí cấp cứu với các trường hợp tai biến sau tiêm chủng…

Cơ quan Dược châu Âu (EMA) cho biết, hiện tại không có dấu hiệu nào cho thấy việc tiêm phòng đã gây ra những tình trạng biến cố thuyên tắc huyết khối sau khi tiêm vắcxin Covid-19. Những biến cố này hiện chưa được liệt kê vào phần tác dụng ngoại ý trong thông tin kê toa của vắcxin AstraZeneca. Uỷ ban Đánh giá nguy cơ cảnh giác dược (PRAC) cho rằng, lợi ích của vắcxin tiếp tục vượt trội so với nguy cơ và vắcxin có thể tiếp tục được sử dụng trong khi cơ quan này đang tiến hành điều tra các biến cố thuyên tắc huyết khối. 


 QUỲNH HOA 

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top