Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Truy thu thuế 10.000 kênh YouTube: Phải có nền tảng công nghệ và nhân lực chất lượng cao

Thứ Ba 16/03/2021 | 10:42 GMT+7

VHO- Các chuyên gia kinh tế và cán bộ ngành Thuế cho rằng, để có thể quản lý và tránh thất thu thuế từ 10.000 kênh YouTube đang bật chế độ kiếm tiền như hiện nay, Việt Nam cần phải có nguồn nhân lực, chuyên gia công nghệ cao để tìm kiếm và tìm chế tài quản lý một cách khắt khe hơn.

Việc quản lý, thu thuế thương mại điện tử vẫn còn gặp nhiều khó khăn (ảnh chụp trước thời điểm bùng phát dịch Covid-19). Ảnh: Hải Nguyễn

Nhiều biện pháp liệu đã đúng liều

Theo thông tin từ Bộ Thông tin - Truyền thông, ở Việt Nam tính đến cuối năm 2020 có khoảng 15.000 kênh YouTube bật nút kiếm tiền. Tuy nhiên, chỉ 30% trong tổng số kênh, tương đương khoảng 5.000 kênh, chịu sự quản lý từ các công ty mạng của YouTube tại Việt Nam, có kê khai và nộp thuế đầy đủ.

Thực tế, không phải ai dùng hay mở kênh YouTube cũng có thể kiếm được tiền từ loại hình này. Anh Nguyễn Tiến Đức (ở Hà Nội - một người khá am hiểu về các lĩnh vực TMĐT) cho biết, nghe thì “màu mỡ” nhưng không phải ai cũng biết cách để kiếm được tiền từ mạng xã hội YouTube. Đức cho biết, trước đây việc kiếm tiền từ YouTube dễ hơn nhưng từ năm 2018 việc kiếm tiền đã bị siết chặt theo nhiều yếu tố khác nhau.

Việc kiếm tiền qua loại hình này cũng không hề đơn giản, nhưng nhìn vào con số thống kê của Bộ Thông tin - Truyền thông mới thấy rằng phát triển trên TMĐT đang trở thành trào lưu và phổ biến. Cũng có nhiều người đã giàu lên trông thấy nhờ loại hình này. Điều đáng nói, khoảng 10.000 kênh YouTube bật nút kiếm tiền nhưng chưa có kê khai và chưa nộp thuế đầy đủ.

Việc ban hành chính sách và quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT nói chung, trong đó có YouTube tại mỗi nước phụ thuộc vào mục tiêu, trình độ quản lý và mức độ phát triển. Tuy nhiên, các nước đều có chung nhận định, TMĐT đặt ra nhiều thách thức đối với cơ quan thuế.

Theo Tổng cục Thuế, thời gian qua, cơ quan này đã có nhiều văn bản chỉ đạo cục thuế các địa phương tăng cường nhiều giải pháp quản lý thu trong lĩnh vực TMĐT. Trên cơ sở đó, các cục thuế đã nghiêm túc thực hiện các biện pháp quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT như: Đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ cho người nộp thuế thực hiện việc kê khai và nộp thuế đối với TMĐT.

Đặc biệt thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và cơ quan thuế các địa phương đã phối hợp với các ngân hàng thương mại để kiểm soát dòng tiền từ nước ngoài chuyển về cho các tổ chức, cá nhân (thực chất là chi trả lợi tức, thu nhập, lương…).

Sở dĩ ngân sách nhà nước thất thu từ hoạt động TMĐT, các chuyên gia nhận định rằng là do hệ thống văn bản pháp luật chưa theo kịp với sự phát triển của công nghệ.

Ngoài ra, các mô hình, phương thức kinh doanh mới, chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe. Đặc biệt là công tác phối hợp giữa các đơn vị, lực lượng chức năng còn chưa kịp thời, thường xuyên, liên tục.

Kỳ vọng tình hình sẽ thay đổi từ năm nay, khi công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT được luật hóa tại Luật Quản lý thuế năm 2019 và Nghị định 126/2020/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý thuế năm 2019 được thực thi.

Cần nhân lực công nghệ cao

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, giao dịch TMĐT khó kiểm chứng thông tin nhận dạng, dễ dàng thay đổi địa chỉ nên khó khăn trong việc nắm bắt giao dịch. Trên thực tế có nhiều người tự giác kê khai, nộp thuế nhưng vẫn có trường hợp trây ỳ, trốn thuế. Vì vậy, cùng với việc có nền tảng công nghệ tốt, ngành Thuế cần thực hiện biện pháp mạnh với những trường hợp này.

Trong khi đó, nói với Lao Động, chuyên gia về thuế Nguyễn Ngọc Tú (Giảng viên trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ) cho hay, các cơ quan như Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế phải có sự phối hợp với Bộ Thông tin - Truyền thông trao đổi với các kênh gốc ở nước ngoài.

“Chúng ta đã có Nghị định rồi, phải tiến hành làm các bước từ thấp đến cao. Phải có đàm phán thì lúc đó quản lý và thu thuế mới có hiệu quả” - ông Tú nói.

Ngoài ra, theo vị chuyên gia này, phải có đội ngũ nhân lực có trình độ để ngăn chặn, tìm kiếm những hoạt động TMĐT. Bởi lẽ, khi chúng ta đưa ra các chính sách thì họ sẽ tìm cách luồn lách để họ tối ưu trốn thuế. Chính vì vậy, cần phải có nguồn nhân lực, chuyên gia công nghệ cao để tìm kiếm và tìm chế tài quản lý một cách khắt khe hơn.

LAODONG.VN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top