Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Bước ngoặt trong khống chế tình trạng gia tăng nhiệt độ

Thứ Hai 15/11/2021 | 09:54 GMT+7

VHO- Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP26) đã khép lại, với việc tất cả 197 quốc gia thông qua Hiệp ước khí hậu Glasgow (Glasgow Climate Pact). Thỏa thuận mới tái khẳng định mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C, nhằm tránh những tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu.

 Các nước đang nỗ lực giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu Ảnh: TÂN HOA XÃ

 Một trong những nội dung quan trọng của Hiệp ước khí hậu Glasgow là kêu gọi việc “giảm dần điện than không sử dụng công nghệ thu giữ carbon và trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả”, đồng thời, thừa nhận “sự cần thiết phải hỗ trợ để hướng tới một quá trình chuyển đổi công bằng”. Hiệp ước còn yêu cầu các quốc gia vào cuối năm 2022 phải xem xét lại và củng cố các mục tiêu cắt giảm khí thải năm 2030, để thực hiện mục tiêu hạn chế gia tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức “dưới 2 độ C” hoặc 1,5 độ C theo Hiệp định Paris. Bên cạnh đó, Hiệp ước cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải huy động tài trợ từ mọi nguồn ở mức cần thiết, nhằm hiện thực hóa các mục tiêu của Hiệp định Paris, bao gồm việc tăng đáng kể hỗ trợ cho các nước đang phát triển, vượt quá 100 tỉ USD mỗi năm, cũng như thúc giục các nước phát triển khẩn trương hoàn thành mục tiêu 100 tỉ USD đã cam kết và mục tiêu đến năm 2025. Thêm nữa, Hiệp ước cũng thúc giục các nước phát triển đến năm 2025 tăng ít nhất gấp đôi tài trợ thích ứng với biến đổi khí hậu cho các nước đang phát triển so với mức năm 2019. Hiệp ước khẳng định tính cấp thiết của việc mở rộng quy mô hành động và hỗ trợ, bao gồm tài trợ, chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực, để thực hiện các phương pháp tiếp cận nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và giải quyết tổn thất, cũng như thiệt hại liên quan đến các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu ở các nước đang phát triển.

Theo giới quan sát, Hiệp ước khí hậu Glasgow là một chiến thắng, với việc lần đầu tiên một thỏa thuận của LHQ đã đề cập rõ ràng tới vấn đề than đá, nhiên liệu hóa thạch gây phát thải khí nhà kính lớn nhất. Nhiều nước đã ký vào cam kết giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, loại bỏ dần các nguồn năng lượng gây ô nhiễm môi trường. Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã hoan nghênh kết quả đạt được tại Hội nghị COP26, nhưng nhấn mạnh rằng, thế giới vẫn đối diện với nhiều nguy cơ và đứng trên “bờ vực thảm họa”. Tổng thư ký LHQ đánh giá: “Nội dung của thỏa thuận rất hứa hẹn nhưng Trái đất mong manh của chúng ta đang đối diện với nguy cơ”.

Trong 2 tuần diễn ra Hội nghị, nhiều nước tham dự đã đưa ra những cam kết quan trọng, mà tiêu biểu là cam kết của hơn 100 quốc gia với nội dung chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030. Đồng thời, gần 100 nước cũng cam kết đến năm 2030 sẽ cắt giảm 30% lượng phát thải khí methane, vốn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nóng lên toàn cầu. Thêm vào đó, 40 quốc gia, bao gồm Việt Nam đã cam kết loại bỏ điện than (chiếm khoảng 37% tổng điện năng trên thế giới trong năm 2019). Ngoài ra, một liên minh mới các quốc gia cam kết đặt ra thời hạn chấm dứt sử dụng dầu mỏ và khí đốt, đồng thời ngừng cấp giấy phép thăm dò mới cũng được ra mắt tại COP26.

Đáng chú ý, tại hội nghị lần này, 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc đã ra tuyên bố chung có tên “Tăng cường hành động vì khí hậu trong những năm 2020”. Theo đó, hai nước cam kết sẽ xây dựng các chiến lược dài hạn nhằm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Hai bên khẳng định cam kết cùng làm việc nhằm đạt mục tiêu khống chế mức gia tăng nhiệt độ trên toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C đề ra trong Hiệp định Paris, đồng thời kêu gọi thúc đẩy các nỗ lực để thu hẹp khoảng cách đáng kể đang tồn tại. Hai nước cũng cam kết giải quyết vấn đề phát thải khí methane, hợp tác trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch, giảm phát thải carbon, cũng như “thiết kế xanh và sử dụng tài nguyên tái tạo”. Theo tuyên bố, hai nước sẽ thành lập nhóm làm việc chung và thường xuyên nhóm họp để thảo luận về các giải pháp khí hậu.

COP26 diễn ra trong thời điểm quyết định để thế giới duy trì mục tiêu giữ nhiệt độ Trái đất tăng không quá 1,5 độ C và được đánh giá là một bước ngoặt quan trọng trong nỗ lực ngăn chặn những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Theo Chủ tịch COP26 Alok Sharma, Hiệp ước dù chưa “hoàn hảo”, nhưng cho thấy “sự đồng thuận và ủng hộ” của các bên. 

HẢI MINH

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top