Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Khánh Hòa: Làng nghề thủ công chế tác Trầm Hương khởi sắc

Chủ Nhật 28/11/2021 | 11:53 GMT+7

VHO - Làng nghề thủ công chế tác Trầm Hương tại thôn Phú Hội 1 (xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) hình thành từ lâu đời, và hiện có 250 hộ với trên 1.000 lao động theo nghề chế tác Trầm Hương. Do sản phẩm thủ công Trầm Hương: vòng chuỗi cổ, vòng tay, nhẫn, tượng Trầm Hương…có giá rất cao và thị trường ngày càng được mở rộng nên thu nhập người lao động khá tốt, mức sống người dân được nâng lên, bộ mặt nông thôn khởi sắc.

Thôn Phú Hội 1, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh hiện nay, đã đổi thay khang trang sạch đẹp, đường nông thôn được mở rộng và bê tông hóa, người lao động tại đây có việc làm, thu nhập cao từ nghề thủ công chế tác Trầm Hương.

Nghề thủ công chế tác Trầm Hương giúp nhiều người dân nâng cao đời sống

Chị Trần Võ Thị Thảo (xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa), đã hơn 20 năm làm nghề thủ công chế tác Trần Hương, cho biết: Tôi làm nghề thủ công chế tác Trầm Hương đã hơn 20 năm, mỗi tháng hiện nay cho thu nhập bình quân 6 triệu đồng. Nghề thủ công chế tác Trầm Hương giúp gia đình tôi có cuộc sống ổn định, và khá giả hơn so với làm ruộng. Theo chị Thảo, làng nghề thủ công chế tác Trầm Hương thôn Phú Hội 1 hiện có hơn 250 hộ, với trên 1.000 lao động. Trong nhiều năm qua, nghề thủ công chế tác Trầm Hương đã tạo công ăn việc làm cho hầu hết người trong làng và thu nhập ổn định từ 6 triêu – 10 triệu tháng (nhiều lao động làm tăng ca thêm thì có thu nhập khoảng 10 triệu). “Không chỉ lao động chính, nhiều con em trong các gia đình ngoài một buổi đi học, thì thời gian ở nhà có thể học nghề từ bố mẹ chế tác Trầm Hương và có thu nhập khá. Chính vì điều đó, nhiều học sinh dù còn nhỏ tuổi nhưng đã có tay nghề chế tác Trầm Hương khá cao”, chị Trần Võ Thu Thảo nói.

Chị Trần Võ Thu Thảo, cho biết thêm: Bằng nghề chế tác Trầm Hương, gia đình chị đã nuôi 2 con ăn học và xây được nhà mới khang trang, mua sắm được nhiều tiện nghi trong nhà có giá trị.

Trong khi đó chị Nguyễn Thị Hiền, một lao động khác, cho biết: Trong những năm gần đây, do nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm về Trầm Hương tăng cao nên thu nhập của người làm nghề này ở thôn Phú Hội 1 cũng tăng lên. Ngoài làm việc cho các công ty, doanh nghiệp kinh doanh Trầm Hương trên địa bàn, nhiều hộ dân đã mạnh dạn sắm thêm máy móc, dụng cụ chế tác Trầm Hương hiện đại, nhận sản phẩm về làm tại nhà nên thu nhập mỗi tháng có thể lên tới 20 triệu – 30 triệu. Chị Hiền cho biết: Công việc là từ thân cây gỗ Gió Bầu, người lao động phải đẽo gọt các thớ gỗ bên ngoài để lộ ra phần Trầm Hương bên trong. Trầm Hương có thể làm nhiều sản phầm khác nhau như vòng chuỗi cổ, vòng tay, nhẫn, hay tượng…Các phần đẽo, gọt vụn cũng được sử dụng xay nhỏ để là hương Trần.

Theo lãnh đạo UBND xã Vạn Thắng,tháng 9.2016, làng nghề thủ công chế tác Trầm Hương thôn Phú Hội 1 được UBND tỉnh Khánh Hòa công nhận là làng nghề truyền thống, đã mang đến nhiều tín hiệu tích cực cho người làm nghề. Trao đổi với chứng tôi, nhiều người dân ở thôn Phú Hội 1, xã Vạn Thắng, cho rằng: Để làng nghề phát triển tốt, nhân dân nơi đây mong rằng, UBND tỉnh Khánh Hòa cần sớm xây dựng quy hoạch tổng thể về phát triển làng nghề nói chung và làng nghề thủ công chế tác Trầm Hương thôn Phú Hội 1 nói riêng. Theo đó, quy hoạch sẽ giúp định hướng người dân phát triển phù hợp với làng nghề; đồng thời xây dựng làng nghề theo hướng phục vụ sản xuất ,vừa là điểm đến phục vụ du lịch tạo thêm thu nhập cho người dân.

Sản phẩm thủ công Trầm Hương được trưng bày, giới thiệu đến người dân, du khách

Ông Biện Quốc Dũng - Chủ tịch Hội Trầm Hương Khánh Hòa, cho biết: Để làng nghề thủ công chế tác Trầm Hương thôn Phú Hội 1 có bước phát triển hơn, thời gian tới, hội sẽ có những việc làm cụ thể để tháo gỡ khó khăn trong việc thiếu hụt nguồn nhân lực. Hội sẽ mời những người có tay nghề cao, có kinh nghiệm trong nghề truyền đạt kiến thức, kỹ năng cho những người muốn học nghề. “Để quảng bá hình ảnh làng nghề thủ công chế tác Trầm Hương thôn Phú Hội 1, chúng tôi cũng sẽ nghiên cứu tổ chức các tour du lịch đưa khách đến tham quan làng nghề này. Nếu kết hợp hoạt động của làng nghề với du lịch thì chúng tôi tin rằng sẽ mở ra những cơ hội để thúc đẩy sản xuất, phát triển sản phẩm, cùng với việc bảo tồn các giá trị văn hóa của làng nghề”, ông Dũng cho biết.

Ngoài ra, để làng nghề thủ công chế tác Trầm Hương thôn Phú Hội 1 phát triển, nơi đây cần được đầu tư về khoa học kỹ thuật trong sản xuất, cần được tạo điều kiện tham gia các hội chợ, triển lãm, hội thảo để mỗi người dân trong làng tự tin tiếp cận các thông tin cần thiết. Bên cạnh đó, làng nghề cần nhận được sự hỗ trợ về vốn vay sản xuất, những chính sách ưu đãi về việc thuê mặt bằng sản xuất. Một vấn đề khác giúp làng nghề chế tác Trầm Hương phát triển chính là việc xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định là cây Gió bầu.

                                                                                                                                                                 TÔ THỊ HẢI QUYÊN 

 

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top