Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Tự tin vươn ra “biển lớn”

Thứ Sáu 03/12/2021 | 10:15 GMT+7

VHO- Thời gian qua, phim tài liệu của các đạo diễn trẻ Việt Nam đã vinh dự được xướng tên tại nhiều giải thưởng, LHP quốc tế danh giá. Những tác phẩm ngày càng chất lượng, gây được tiếng vang khi phản ánh chân thực đời sống sinh động, lan tỏa cái đẹp, lên án cái xấu… Đó là những gì phim tài liệu Việt đã làm được và thực sự ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng.

Nhng đứa trẻ trong sương đã giúp n đạo din tr Hà L Dim đoạt gii Ðạo din xut sc nht hng mc Tranh gii quc tế ti LHP tài liu quc tế Amsterdam 2021

Ta sáng trên sân chơi quc tế

Không như phim truyền hình hay phim truyện điện ảnh, dòng phim tài liệu thường vấp phải định kiến là khô khan, kén người xem và phải luôn… miễn phí. Thế nhưng, thời gian gần đây, nhiều nhà làm phim tài liệu trẻ đã mạnh dạn xây dựng kịch bản, dựng phim, tìm nguồn tài trợ hoặc mang phim đến các LHP trong nước và quốc tế. Và sự nỗ lực ấy cũng đã dần được đền đáp khi những bộ phim “made in Vietnam” đã bắt đầu tìm được chỗ đứng.

Bộ phim tài liệu Mùa xuân vĩnh cửu (tựa tiếng Anh: The Eternal Springtime) của đạo diễn Việt Vũ vừa chiến thắng giải Grand Prix Documentary Short tại LHP Quốc tế Cork lần thứ 66 tổ chức ở Ireland. Niềm vui được nhân đôi khi đơn vị phát hành bộ phim công bố trên website chính thức: “Xin hân hoan thông báo, Mùa xuân vĩnh cửu đã đủ điều kiện tham gia đường đua Oscar”. Đây thật sự là một tin vui cho phim tài liệu Việt, cơ hội được mở ra khi Mùa xuân vĩnh cửu nhận đề cử cho “Phim tài liệu ngắn xuất sắc” giải Oscar 2022 danh giá, giấc mơ mà đối với điện ảnh ở nước ta từ lâu vẫn luôn cháy bỏng. Nhà sản xuất phim hé lộ: “Bộ phim lột tả những khoảnh khắc trong hiện tại mong manh của một quốc gia Đông Nam Á giàu lịch sử đang chuyển mình trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Sau cùng, đây là một bộ phim truyền tải những hy vọng về tương lai”.

Niềm vui nối tiếp khi nữ đạo diễn Hà Lệ Diễm đã chiến thắng giải “Đạo diễn xuất sắc nhất” hạng mục “Tranh giải quốc tế” với phim Những đứa trẻ trong sương. Phim kể về cuộc sống của Di, một bé gái 12 tuổi người Mông sống tại Sa Pa. Di muốn đi học, nhưng sinh ra ở nơi có tục bắt cóc vợ, điều này đã cản trở ước mơ được đến trường của cô bé. Bộ phim đứng bên trong một cuộc “bắt cóc vợ” để tái hiện cho người xem thấy hủ tục này đã dẫn đến hậu quả đáng tiếc, cũng như việc nhiều kẻ xấu đã lợi dụng để bắt cóc người bán qua biên giới, nhất là các bé gái. Cũng là người dân tộc thiểu số nên dường như nữ đạo diễn sinh năm 1991 có sự đồng cảm lớn với nhân vật của phim khi nói về những thách thức mà một cô gái trẻ sống ở miền cao phải đối mặt. Ngoài giải thưởng cho cá nhân Hà Lệ Diễm, Những đứa trẻ trong sương còn được giải Đặc biệt của Ban giám khảo dành cho hạng mục Phim đầu tay.

Cũng trong thời gian dịch bệnh hoành hành, nhiều phim tài liệu đã ra đời và chạm vào cảm xúc hàng triệu khán giả trong lẫn ngoài nước. Đó là Chuyện ở thành phố thức, Dã chiến, Ngày về, Hậu phương, Cuộc chiến không giới hạn, Cùng nhau vượt qua đại dịch, Lựa chọn của tôi, Ranh giới... Tất cả đã mang đến góc nhìn đa chiều về cuộc sống mùa dịch với những hiểm nguy, nhọc nhằn và cả sự sẻ chia ấm áp, để qua đó người xem cảm nhận trực diện được cái khốc liệt của dịch bệnh. Cũng tại LHP Việt Nam lần thứ XXII vừa qua, số phim tài liệu dự thi đã tăng lên bất ngờ và là hạng mục có nhiều tác phẩm tham dự nhất. Điều này chứng minh được sự tiến bộ, phát triển vượt bậc của dòng phim tài liệu trong thời gian qua.

Cn thêm nhng b phóng

Có thể thấy, các nhà làm phim đã làm tốt vai trò là những người “chép sử bằng hình ảnh”, dấn thân vào những đề tài nóng, những vấn đề mang tính thời đại. Thế nhưng, phim tài liệu vẫn còn khá nhiều rào cản để được vươn xa hơn, dễ nhận thấy nhất là chưa có nhiều phim tài liệu được chiếu thương mại ngoài rạp như phim điện ảnh. Vài năm trở lại đây mới xuất hiện một số phim tài liệu chiếu rạp gây chú ý như Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng, Lửa Thiện Nhân, Đoạn trường vinh hoa… Còn lại, hầu hết các phim được phát sóng trên các kênh truyền hình, tại những sự kiện phục vụ cho công tác tuyên truyền. Thậm chí, nhiều nhà làm phim độc lập chỉ làm vì đam mê. Nhiều người cho biết, việc kết nối dự án với các tổ chức xã hội còn khá lỏng lẻo và chưa có sự hợp nhất. Họ không biết phải “gõ cửa” những tổ chức phù hợp, hoặc tổ chức xã hội không kết nối được với nhà làm phim có cùng tâm huyết. Đơn cử như bộ phim Đi tìm Phong của (Trần Phương Thảo - Swann Dubus) dù gặt hái nhiều giải thưởng quốc tế nhưng không có nhà phát hành Việt Nam nào quan tâm để đưa về chiếu trong nước. Bản thân đạo diễn đã “gõ cửa” khắp nơi và cuối cùng phim được các nhà phát hành lớn như CGV, Galaxy, Lotte, Cinestar hỗ trợ 2 suất chiếu ở Viện Trao đổi văn hóa Pháp với 450 khán giả.

Hiện nay, TPD là tổ chức duy nhất tại Việt Nam mà các nhà làm phim trẻ có thể tìm đến để nhận được sự hỗ trợ, tài trợ về thiết bị, tài chính ở cả hai thể loại phim tài liệu và phim truyện ngắn. Một tín hiệu đáng mừng khi hiện nay, dòng phim tài liệu đang được tạo nhiều điều kiện tốt để phát huy khả năng và sức sáng tạo của mình. Rất nhiều các khóa học làm phim tài liệu, các diễn đàn, sự kiện được mở ra để giúp các học viên nâng cao kiến thức, tay nghề. Qua đó, tạo cơ hội để họ học hỏi kinh nghiệm và nắm bắt các xu hướng làm phim tài liệu trên thế giới. Cũng tại đây, nhiều đạo diễn trẻ đã thành công từ những bộ phim đầu tay của mình.

Nếu phim truyện điện ảnh và phim truyền hình đang rơi vào cảnh khan hiếm kịch bản hay, phải đi vay mượn, chắp vá đề tài, hoặc ra sức Việt hóa các kịch bản phim nước ngoài, thì điện ảnh tài liệu là một “mỏ vàng” đang chờ được khai phá. Chính vì thế, các nhà làm phim trẻ đã và đang cố gắng cho ra đời những tác phẩm có chất lượng nghệ thuật, đi vào lòng người xem, Qua đó, chúng ta đã thấy rõ sự khởi sắc của phim tài liệu Việt Nam trong tương lai gần. 

THO MY

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top