Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Chương trình giải trí Việt: Trở lại có lợi hại hơn xưa?

Thứ Sáu 03/12/2021 | 10:15 GMT+7

VHO- Vừa giải trí, vừa cung cấp một lượng thông tin, kiến thức nhất định chính là điều mà khán giả mong đợi nhất ở những game show hiện nay. Nắm bắt nhu cầu của người xem, các đơn vị sản xuất đã và đang cố gắng mang đến nhiều chương trình với những diện mạo khác nhau.

 Đường lên đỉnh Olympia” mang sức sống bền bỉ và tạo được “thương hiệu” riêng cho mình suốt 2 thập kỷ qua

Tuy nhiên, tại Việt Nam, dường như yếu tố giải trí được coi trọng hơn nên những hiện tượng “giật gân - scandal” luôn được lồng ghép để tạo sức “nóng”. Có lẽ, đó là lý do khiến nhiều chương trình dù “gây bão” nhưng vẫn dễ dàng “tuột dốc không phanh”.

Cái bóng quá ln

Hiện có khoảng 150 game show, chương trình truyền hình thực tế do các nhà đài và công ty giải trí phối hợp sản xuất. Mặc dù dịch bệnh vẫn đang diễn biến khó lường nhưng game show Việt vẫn cố gắng thích nghi, tìm giải pháp ghi hình để đảm bảo kịp tiến độ phát sóng. Trong đó, Rap Việt Running Man Vietnam là 2 chương trình “đình đám” ở thời điểm hiện tại và nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả. Một phần vì không có nhiều game show cạnh tranh, phần khác là do “bước đệm” thành công của mùa 1 khiến cả 2 chương trình có được lượng lớn khán giả nhất định.

Mới, lạ, hấp dẫn và lần đầu tiên xuất hiện theo cách chính thống là những yếu tố giúp Rap Việt mùa 1 trở thành “thỏi nam châm” có lực hút người xem mạnh mẽ. Từ sự thành công đó, Rap Việt mùa 2 đã quay trở lại và hiện đã đi được hơn nửa chặng đường. Tuy nhiên, bên cạnh sự mong chờ của một bộ phận khán giả yêu nhạc rap thì chương trình đã phải đối diện với không ít những tranh cãi. Nếu như trong mùa 1, chương trình từng lập kỷ lục trở thành game show YouTube có lượt xem trực tuyến cao nhất thế giới; đồng thời, gây “bão” khi lọt Top 1 Trending YouTube, đứng đầu nhiều bảng xếp hạng âm nhạc trong và ngoài nước, thì đến thời điểm hiện tại, dường như chưa có bản rap nào tạo được tiếng vang. Cùng với đó, loạt bê bối của chương trình cũng liên tục xảy ra, khiến một lượng lớn khán giả “quay lưng”. Hay Running Man Vietnam mùa 2 vừa trở lại, thay vì hào hứng như mùa 1, thì khán giả liên tục la ó khi có nghệ sĩ đang vướng phải những lùm xùm cá nhân vẫn xuất hiện trong chương trình. Cùng với đó, các trò chơi Running Man Vietnam mùa 2 được cho là không có gì đặc sắc, mới mẻ và sự thay đổi của dàn khách mời chưa tạo được đột phá. Mới qua một mùa lên sóng và trở lại, Running Man Vietnam đã không còn giữ được sự gay cấn và kịch tính như lần đầu chào sân.

Có thể thấy, sự giảm nhiệt này một phần do cái bóng quá lớn ở mùa 1, cũng là thực trạng chung của game show truyền hình. Nhiều nhà sản xuất ngậm ngùi thừa nhận rằng khán giả có quá nhiều “món ăn giải trí” trong bối cảnh ngày nay, chính vì vậy, họ có quá nhiều lựa chọn dẫn tới việc những chương trình nhanh chóng bị lãng quên, thụt lùi. Thêm vào đó, xu hướng “cả thèm chóng chán”, chạy theo đám đông và dễ bị ảnh hưởng bởi người khác cũng khiến các game show nhanh chóng giảm nhiệt. Không phủ nhận sự nỗ lực của nhà sản xuất, nhưng rõ ràng cái mà khán giả cần chính là sự mới lạ, hấp dẫn và đột phá. Nếu cứ mãi đi theo một “công thức”, hay một lối mòn thì những chương trình ấy sẽ đi vào ngõ cụt.

Gng càng già càng cay

Thế nhưng, thực tế cho thấy rằng, hiện tượng “cả thèm chóng chán” không phải có ở tất cả khán giả, cái quan trọng vẫn là cách mà nhà sản xuất “giữ lửa” cho chương trình của mình. Minh chứng là nhiều game show vẫn hút “rating” dù đã trải qua nhiều mùa.

Suốt hơn 2 thập kỷ qua, Đường lên đỉnh Olympia vẫn không khiến khán giả nhàm chán, khi mà sau mỗi tập thi, người xem lại bỏ túi được thêm thật nhiều điều bổ ích. Cứ thế, mỗi mùa phát sóng trôi qua, Đường lên đỉnh Olympia lại mang đến một thế hệ học sinh trưởng thành. Từ những học trò đời đầu 8X, đến nay những thí sinh tham gia là những cô cậu Gen Z sinh sau năm 2000. Và Olympia đã cùng song hành với những thế hệ học sinh Việt Nam và cùng họ lớn lên từng ngày. Sau ngần ấy thời gian, dù có nhiều game show đình đám, hấp dẫn đã ra đời với format mới lạ hơn, cùng sự góp mặt của lượng lớn nghệ sĩ nổi tiếng… thì Olympia vẫn mang sức sống bền bỉ và tạo được “thương hiệu” riêng cho mình.

Tương tự, trong khi nhiều chương trình mang tính nhân văn trên truyền hình buộc phải dừng sản xuất vì không thể cầm cự, thì Hát mãi ước mơ vừa thông báo tuyển sinh mùa 4. Điều này đã mang đến niềm vui cho nhiều khán giả, bởi thời gian gần đây, các nhà sản xuất dường như không còn mặn mà với các game show hướng đến cộng đồng. Có thể thấy, Hát mãi ước mơ mang màu sắc hoàn toàn riêng, đến với chương trình, người chơi chỉ cần thể hiện khả năng ca hát kèm theo đó là một hoàn cảnh mà bản thân muốn giúp đỡ. Giải thưởng mà họ đạt được là biến ước mơ của những người đang trong hoàn cảnh khó khăn đó thành hiện thực. Qua ba mùa, chương trình vẫn ghi điểm nhờ sự mộc mạc, giản dị và ngập tràn cảm xúc. Người chơi đến chương trình và hát chỉ vì muốn mua cho người mẹ nghèo chiếc áo mới; hát để giúp đỡ anh hàng xóm mắc bệnh hiểm nghèo; hát để giúp người bạn được trở về sau mấy chục năm “tha phương cầu thực”… thậm chí cuộc sống của những thí sinh ấy cũng chẳng khấm khá là bao. Chương trình đã mở ra những tia hy vọng mới, để thấy được tình yêu thương, sự quan tâm, giúp đỡ của con người với nhau. Sự trở lại của Hát mãi ước mơ là tín hiệu tốt, cho thấy các nhà sản xuất vẫn còn quan tâm và nỗ lực để làm đa dạng các game show truyền hình.

Và vẫn còn đó những Ai là triệu phú, Táo Quân, Gặp nhau cuối năm, Ký ức vui vẻ… luôn giữ được “sức nóng” bền bỉ qua thời gian, vẫn là “món ăn tinh thần” bổ ích được nhiều khán giả lựa chọn. Vì lẽ, những chương trình này đã mang đến cho người xem nhiều giá trị, “vừa học, vừa giải trí”, mang đậm tính nhân văn và đặc biệt là không chạy theo để “chiều chuộng” những thị hiếu dễ dãi. 

 BÁ TRƯNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top