Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động VHTTDL: Chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động

Thứ Tư 27/04/2022 | 09:55 GMT+7

VHO- Bộ VHTTDL vừa ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động VHTTDL” năm 2022. Kế hoạch được ban hành nhằm nâng cao nhận thức, năng lực hành động về nội dung, mục đích, ý nghĩa của công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động VHTTDL; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở gia đình, cộng đồng dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Vi phạm ở Di tích quốc gia Chùa Đậu, Thanh tra Bộ VHTTDL xử phạt 20 triệu đồng

 Tạo môi trường xã hội an toàn, lành mạnh

Theo báo cáo của Bộ VHTTDL, trong năm 2020-2021, công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực VHTTDL tiếp tục được đẩy mạnh. Bộ đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường hoạt động thanh, kiểm tra trên các lĩnh vực VHTTDL và gia đình, tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như công tác quản lý, tổ chức lễ hội; quyền tác giả, quyền liên quan; hoạt động quảng cáo; hoạt động kinh doanh du lịch; kinh doanh dịch vụ TDTT; quản lý di tích, di sản; tăng cường phổ biến, tuyên truyền bằng nhiều hình thức chống lại những hành vi sai trái, xuyên tạc trên internet…

Từ đó, đã xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm theo thẩm quyền và quy định của pháp luật về phòng, chống tội phạm. Bộ cũng đã chỉ đạo các Sở VHTTDL; Sở VHTT, Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch, Sở Du lịch các tỉnh, thành phố căn cứ tình hình, triển khai công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực VHTTDL.

Nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện đã được ban hành, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho công tác phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động VHTTDL. Việc triển khai đồng bộ Đề án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động VHTTDL” năm 2020, 2021 đã tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong toàn ngành. Theo đó, đã góp phần nâng cao năng lực cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành VHTTDL tham gia phòng ngừa, phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng internet; nâng cao năng lực kỹ thuật, nghiệp vụ để phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng. “Việc triển khai thực hiện Đề án đã có tác động tăng cường phòng ngừa, kéo giảm các loại tội phạm, giảm các vi phạm pháp luật trong hoạt động VHTTDL và gia đình, đảm bảo môi trường hoạt động kinh doanh VHTTDL an ninh, an toàn...”, báo cáo của Bộ VHTTDL cho biết.

Trong thời gian qua, Bộ VHTTDL cũng đã tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về VHTTDL với nhiều nội dung phong phú, hình thức đa dạng, góp phần mang lại hiệu quả tích cực, hạn chế vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý thông qua Phong trào TDĐKXDĐSVH; thông qua hương ước, quy ước của cộng đồng. Bên cạnh đó, tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật đa dạng, hướng tới xây dựng ý thức tập thể, góp phần giáo dục tinh thần đoàn kết, vì lợi ích chung; chú trọng xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, tạo môi trường xã hội an toàn, lành mạnh, ổn định.

 

Di  tích quốc gia đình Đại Lâm, Yên Phong, Bắc Ninh bị xâm phạm nghiêm trọng

Tăng cường thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm

Để tạo chuyển biến rõ nét, công tác tuyên truyền phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trong lĩnh vực VHTTDL đã được Bộ VHTTDL chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai thực hiện. Trong đó, Cục Văn hóa cơ sở phối hợp với Trung tâm Điện ảnh, Thể thao và Du lịch Việt Nam tổ chức sản xuất các phim tài liệu phóng sự “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động VHTTDL”. Chuỗi chuyên đề tuyên truyền với nhiều nội dung phong phú được xây dựng và đăng tải trên các ấn phẩm in, điện tử của Báo Văn Hóa.

Bên cạnh đó, phối hợp với Văn phòng Bộ Công an biên tập, phát hành các chuyên đề phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động VHTTDL; chỉ đạo Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tham mưu đề xuất xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và hợp tác quốc tế về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; tổng kết 5 năm triển khai thực hiện Chương trình phối hợp số 04/CTPH- BCA-BVHTTDL giữa Bộ Công an và Bộ VHTTDL về quản lý, chỉ đạo hoạt động TDTT trong lực lượng Công an nhân dân giai đoạn 2016-2020.

Bộ VHTTDL cũng đã triển khai các chương trình phối hợp với Bộ Công an về tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT, thư viện trong tập huấn trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng giai đoạn 2020-2025; tổ chức tập huấn nghiệp vụ biên đạo, đạo diễn chương trình văn nghệ quần chúng cho đối tượng là cán bộ làm công tác văn hóa, văn nghệ quần chúng tại các trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng.

Đặc biệt, hoạt động thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực VHTTDL được đẩy mạnh. Qua thanh tra, kiểm tra đã xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền xử phạt 405 triệu đồng. Hội nghị tập huấn nâng cao nghiệp vụ thanh tra và phổ biến các quy định pháp luật mới liên quan đến hoạt động VHTTDL cho Thanh tra các Sở VHTTDL, Sở VHTT, Sở Du lịch cũng được tổ chức tại Nghệ An. Đồng thời, tham gia Đoàn kiểm tra về công tác phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua, bán người năm 2021 tại tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk; phối hợp với Bộ Công an, Sở VHTT Hà Nội tổ chức các hoạt động phòng, chống tội phạm gắn với Phong trào TDĐKXDĐSVH, gồm: Hội thảo đánh giá thực trạng, tình hình vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động du lịch và đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bất cập trong công tác quản lý về an ninh, trật tự; Triển lãm ảnh về phòng, chống tội phạm trong Phong trào TDĐKXDĐSVH.

Năm 2022, nhằm tiếp tục tạo chuyển biến quan trọng, Bộ VHTTDL đẩy mạnh công tác tuyên truyền triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, BCĐ phòng, chống tội phạm của Chính phủ đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; tuyên truyền mục đích, ý nghĩa và kết quả thực hiện phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong xây dựng gia đình, cộng đồng, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa và triển khai các nhiệm vụ khác do BCĐ 138/CP giao.

Kế hoạch thanh tra năm 2022 của Bộ VHTTDL cũng sẽ tiếp tục được tăng cường với các hoạt động thanh, kiểm tra trên các lĩnh vực VHTTDL. Bên cạnh đó, triển khai thực hiện Đề án “Phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động VHTTDL năm 2022”; phối hợp với Bộ Công an tổ chức tập huấn nghiệp vụ Biên đạo, đạo diễn chương trình văn nghệ quần chúng cho đối tượng là cán bộ làm công tác văn hóa, văn nghệ quần chúng tại các trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng. Đặc biệt, tăng cường phối hợp giữa các Bộ, ngành để triển khai đồng bộ công tác phòng, chống tội phạm theo các chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt. 

 MINH NGỌC

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top