Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Bảo tồn và phát huy giá trị các giếng cổ

Thứ Hai 09/05/2022 | 11:15 GMT+7

VHO- Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng cho biết mới đây đã tiến hành trùng tu cụm di tích Nam Ô, trong đó có giếng Lăng (địa điểm bên cạnh dinh Cô Hồn làng Nam Ô), một trong những giếng cổ trên địa bàn Đà Nẵng để người dân tiếp tục sử dụng, cũng như tạo điểm du lịch.

 Tiến hành trùng tu giếng cổ ở làng Nam Ô

“Hiện nay làng Nam Ô còn có ít nhất bốn giếng cổ gồm giếng Đình, Thành Cung, Cồn Trò và giếng Lăng. Hiện tại, nước trong giếng Lăng vẫn đang được người dân sử dụng để ăn uống và sinh hoạt, nhất là trong các ngày lễ cúng tại Dinh Âm linh và Lăng Ông. Các giếng cổ (hầu hết là giếng Chăm) trên địa bàn Đà Nẵng được người dân và chính quyền bảo vệ, gìn giữ và nguyên vẹn, một số giếng vẫn được dân làng thường xuyên sử dụng chứ không có giếng nào bỏ hoang phế. Hệ thống giếng cổ là di sản quý cần được bảo vệ, gìn giữ không chỉ là về mặt di tích, di sản văn hóa mà đặc biệt còn có ý nghĩa khi cộng đồng dân cư còn sống quây quần tại các làng, xã”, ông Thiện chia sẻ.

Theo khảo sát, tại ĐàNẵng còn nhìn thấy một số giếng cổ, cụ thể như giếng Bộng nằm trên đường Trưng Nữ Vương thuộc phường Bình Hiên, quận Hải Châu, có kích thước lớn nhất trong các giếng Chăm ở Đà Nẵng; giếng Hời (nằm ở góc sân Miếu Bà, trong khu di tích Nghĩa trủng Hòa Vang, thuộc phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ); giếng Đình (nằm gần lăng thờ cá Ông thuộc tổ 35, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu); giếng Thành Trạm (tổ 32, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu); giếng Hóa Ô (còn gọi là giếng Bà Bang vì nằm trong vườn nhà bà Nguyễn Thị Bang tại phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu… Riêng tại Nam Ô, những giếng vuông có tuổi hàng trăm năm là những di tích văn hóa được bao đời người dân làng sử dụng và bảo tồn khá nguyên vẹn. Bốn giếng vuông cổ (giếng Đình, giếng Thành Cung, giếng Cồn Trò) nằm giữa khu dân cư, theo thời gian nền đường được bồi cao nên thành giếng bị thấp xuống gần bằng với mặt đất, do vậy người dân xây thêm bằng gạch và xi măng lên thành giếng. Sở VHTT đã tiến hành trùng tu, tôn tạo, sau trùng tu phát lộ trụ giếng có nhiều chữ cổ được khắc vẫn còn đường nét rõ ràng.

Ông Đặng Cư, cư dân làng Nam Ô cho biết những giếng cổ đã tồn tại hàng trăm năm với mạch nước trong sạch, ngọt mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông là di sản vô cùng quý giá mà cha ông người làng Nam Ô để lại cho con cháu. Để bảo tồn, phát huy giá trị của hệ thống giếng cổ, Bảo tàng Đà Nẵng đã đề nghị các địa phương có hướng bảo vệ và phát huy giá trị di tích của giếng cổ, quan tâm vệ sinh môi trường cảnh quan xung quanh và dưới đáy giếng. Tránh tối đa những tác động từ du khách, người dân.

 MINH CHÂU

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top