Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Thơm ngát hương sen quê Bác

Thứ Tư 18/05/2022 | 10:25 GMT+7

VHO- Cứ mỗi độ tháng Năm về, khi hương sen tỏa ngát mọi nẻo đường quê Bác, về với Lễ hội Làng Sen, mỗi người con đất Việt lại dâng tràn trong lòng những cảm xúc thiêng liêng đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 Những hồ sen trên quê hương Bác

Về quê Bác những ngày này, đi đâu cũng thấy sắc hồng của hoa sen đang thì trổ bông thơm ngát, khoe sắc nối dài từ quê nội Làng Sen sang quê ngoại Hoàng Trù của Bác Hồ. Quê Bác hôm nay, bộ mặt nông thôn mới đã có nhiều thay đổi, ngày càng nhiều gia đình ở Làng Sen đã chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng sen, gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu nhằm tạo cảnh quan thiên nhiên đặc trưng nơi đây...

Ông Nguyễn Sinh Quang, 90 tuổi, làng Sen 3, xã Kim Liên cho biết, gốc tích của Làng Sen đã có từ xa xưa. Khi ông sinh ra và lớn lên là đã có làng Sen rồi, cái tên Kim Liên cũng có nghĩa là sen vàng. Sen ở Kim Liên xưa mọc nhiều và lan trên mặt nước một cách tự nhiên, nhưng cũng có nhiều thời kỳ do tốc độ đô thị hóa làng quê, những bông sen thưa bóng dần bởi hoạt động sản xuất của người dân. “Trăn trở với làng Sen, không muốn thấy sen ngày càng bị mai một, cấp ủy và chính quyền người dân nơi đây đã đồng lòng tìm cách phục hồi hình ảnh làng quê bát ngát hương sen bằng cách thu hồi một số diện tích ao hồ nuôi cá chuyển sang trồng sen. Từ ngày nhân dân và chính quyền cùng tham gia trồng các hồ sen, nay các đầm sen nở hoa đẹp, chúng tôi rất vui khi được sống trong cảnh quan này”, ông Quang tâm sự.

Cũng chính vì trăn trở nét đẹp riêng có của sen quê hương mà những người trẻ trên mảnh đất này, sau quãng thời gian xa nhà đã trở về quê hương lập nghiệp, trồng, nhân rộng sen tại địa phương, tạo dựng cảnh quan xanh, sạch đẹp để muôn nẻo đường tại Kim Liên đi đâu cũng thấy hoa sen. Sen được nhân giống từ sen gốc của làng và một số địa phương khác như sen cao sản, sen Huế, nhưng nhiều nhất là sen từ Đồng Tháp Mười, nơi có phần mộ của cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trồng sen tưởng dễ nhưng lại rất khó, đặc biệt phải chú ý đến phần dinh dưỡng, có như vậy sen không bị mắc bệnh. Trước khi được trồng tại ao hồ, sen được trồng thử trong khu thực nghiệm. Sen Kim Liên không chỉ làm đẹp cảnh quan, gắn bó đời sống tinh thần nơi làng quê mà còn dần mang lại thu nhập cho người dân quê Bác.

Những bông sen thơm ngát giờ đây được ướp hương trong những gói trà búp, trà hoa sen, nhụy sen, tâm sen, mứt sen… và trở thành đặc sản của địa phương. HTX Sen quê Bác được thành lập tại xóm Mậu 2, xã Kim Liên để hướng dẫn khoa học kỹ thuật cho bà con mở rộng hơn 20 ha, giao khoán tới 45 hộ dân. Trong thời gian qua, HTX đã thử nghiệm trồng thành công 52 giống, trong đó 15 giống nội địa, 37 giống ngoại, nhiều giống sen quý hiếm được trồng thành công như: Sen ngàn cánh, sen đỏ Bắc Kinh, sen Quan Âm...

Ông Phan Văn Cảnh, Bí thư Đảng ủy xã Kim Liên cho biết, trong những năm qua, Đảng ủy, chính quyền cấp xã đẩy mạnh mở rộng diện tích cây sen. Xã cũng hỗ trợ kinh phí, vật tư nông nghiệp, kỹ thuật trồng sen cho các hộ gia đình trên địa bàn. Trong tương lai, xã Kim Liên có kế hoạch tiếp tục phủ kín các ao hồ xen lẫn trong khu dân cư, chuyển đổi đất lúa đồng trũng kém hiệu quả sang trồng sen. Theo quy hoạch, sắp tới diện tích trồng sen của Kim Liên sẽ lên tới 50 hecta, biến ao sen trở thành địa chỉ đỏ để tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, Đảng viên, người dân, du khách về tư tưởng, đạo đức, lối sống, hình ảnh giản dị của Bác. 

PHẠM NGÂN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top