Hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ: Dâng trọn thanh xuân cho Tổ quốc

VHO- Nhắc đến người con cả đã hy sinh giữa mênh mông sóng nước để bảo vệ Trường Sa, ông Lê Văn Thăng, bố của liệt sĩ Lê Đức Hoàng (xã Hải Yến, Tĩnh Gia, Thanh Hóa) nghẹn ngào: “Hoàng là người có hiếu và cương trực. Ngày nghe tin con hy sinh, vợ tôi ngất lịm rồi ốm liệt giường và cũng ra đi sau đó. Hoàng hy sinh khi chưa hề yêu ai, cháu đã dành cả tuổi thanh xuân của mình hiến dâng cho Tổ quốc”…

Hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ: Dâng trọn thanh xuân cho Tổ quốc - Anh 1

 Di ảnh Liệt sĩ Lê Đức Hoàng (tư liu gia đình cung cấp)

 Nước mắt người cha

Tìm hiểu về liệt sĩ Lê Đức Hoàng, dù cuộc nói chuyện qua điện thoại của một người trong Nam, một người ngoài Bắc cách trở về không gian, nhưng tôi vẫn cảm nhận được nỗi đau xé lòng của người cha mất con. Giọng ông Thăng tắc nghẹn trong điện thoại: “Cứ đến ngày 27.7 là ruột gan tôi lại cồn cào. Đã hơn 34 năm rồi nhưng tôi không thể nào quên được cháu. Có lẽ nỗi đau này sẽ theo tôi đến lúc nhắm mắt!”.

Lần theo địa chỉ, chúng tôi đến nhà ông Lê Văn Thăng, căn nhà nhỏ nằm ngay bên sườn sông xã Hải Yến. Ông cứ lặng lẽ nhìn lên bàn thờ, nước mắt giàn giụa trên gò má nâu sạm. Mấy chục năm đã qua, nhưng thời gian không giúp ông xóa được nỗi đau mất người con trai mà ông yêu quý. “Đây là tất cả những gì còn lại của cháu. Nó là xương cốt, là máu thịt của tôi”, ép cuốn nhật ký lên ngực, nỗi đau của người cha mất con lại dâng tràn…

Ông Thăng lần giở những trang nhật ký đã úa vàng, cho chúng tôi xem lá thư của Hoàng gửi cho bố mẹ đề ngày 9.3.1988, tức là trước khi đi đảo Trường Sa một ngày. Trong thư có đoạn: “Con phi đi đo Trường Sa cùng các anh em khác. Nơi ấy đang cần những người lính trẻ như con, Tổ quốc đang cần chúng con bảo vệ. Bố mẹ giữ gìn sức khỏe, hoàn thành nhiệm vụ con sẽ trở về và xây dựng gia đình. Con sẽ ly vợ và sinh cháu cho bố mẹ bế bồng. Mùa này biển lặng, nếu đi đánh giã bố cẩn thận. Mẹ giữ gìn sc khỏe nhé”… Ông Thăng lại ngước nhìn lên di ảnh con, vỡ òa: “Cháu đã đi mãi mà không trở về nữa”.

Hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ: Dâng trọn thanh xuân cho Tổ quốc - Anh 2

 Bản nhạc “Tiếng sóng Gạc Ma”

Câu chuyện kể về người con đi đảo Trường Sa và đã anh dũng hy sinh bị ngắt quãng nhiều lần bởi nước mắt của người cha già, và chúng tôi cũng không ngăn được xúc động trước nỗi đau quá lớn của ông. “Cho đến bây giờ, sau 34 năm kể từ ngày cháu hy sinh, thật lòng tôi chưa nguôi ngoai được một giây một phút nào. Hoàng là người thông minh và rất có ý chí, luôn nỗ lực học hành cho các em noi theo. 8 năm đi bộ đội thì 7 năm cháu được đi học ở nước ngoài. Suốt thời gian ấy, Hoàng chỉ nghỉ phép 2 lần về thăm gia đình. Lần nào vợ chồng tôi cũng giục cháu lo chuyện vợ con, nhưng Hoàng cứ khất lần bảo con còn nhiều việc của đơn vị giao phó. Lá thư duy nhất cháu viết về cho tôi một ngày trước khi lên tàu HQ-604 ra Trường Sa. Trong thư nói dù đã được cấp trên cho nghỉ phép từ đầu tháng 3, tàu HQ-604 cũng đã lên ụ để bảo dưỡng, nhưng vì có nhiệm vụ quan trọng nên cả tàu lại gấp gáp lên đường. Cháu còn dặn, sau chuyến công tác này sẽ về phép vì nhớ bố mẹ và các em quá! Vậy mà... Bà nhà tôi vì quá nhớ thương cháu nên đã lâm bệnh nặng và mất sau đó ít năm”. Kể đến đây, những giọt nước mắt đặc quánh lại lăn dài trên gương mặt khắc khổ của ông Thăng. Trong ngôi nhàđơn sơ giờchỉcòn ông cô quạnh ở tuổi thất tuần.

Cuốn nhật ký- di vật thiêng liêng của liệt sĩ Lê Đức Hoàng mà gia đình ông nhận được trong ngày báo tử, ghi chép khá đầy đủ những ngày làm nhiệm vụ trên tàu HQ-604 của Lữ đoàn 125 Hải quân. Từ Vũng Tàu, tôi gọi điện cho ông Thăng xin được hỏi thêm về chuyện riêng tư mà liệt sĩ ghi trong nhật ký, ông Thăng bảo: “Thôi anh ạ, lúc đi đảo cháu còn chưa yêu ai. Tôi không muốn nhắc lại những điều đau lòng mà Hoàng ghi trong cuốn nhật ký ấy”.

Hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ: Dâng trọn thanh xuân cho Tổ quốc - Anh 3

 Tượng đài “Những người nằm lại phía chân trời” ở Cam Ranh - Khánh Hòa Ảnh: TMT

Khúc tưởng niệm tháng Bảy

Tôi đã nhiều lần đến Trường Sa và nghe câu chuyện về sự hy sinh oanh liệt của các liệt sĩ. Là người lính đã từng 11 năm công tác tại nhà giàn DK1, tôi thấu hiểu niềm vinh dự lớn lao khi được cống hiến tuổi xuân cho đất nước. Sự hy sinh của 64 liệt sĩ trên đảo Gạc Ma luôn khiến tôi thao thức, trăn trở, và tôi đã viết bài thơ Tiếng sóng Gạc Ma như một sự tri ân với tư cách người đồng đội cùng chung màu áo, cùng chung lý tưởng bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc. Bài thơ đã được Nhạc sĩ Trần Hợp phổ nhạc. “Tôi đã nghe tiếng sóng vọng từ biển xa / Tôi đã nghe tiếng nói từ Gạc Ma”, đó là những ca từ đầu tiên của linh hồn liệt sĩ Gạc Ma từ biển vọng về.

Gạc Ma 34 năm trước là hòn đảo thân thương mang dáng hình đất Việt. Những người lính trên hòn đảo nhỏ ấy đã ngày đêm kiên cường trấn giữ, và khi hy sinh vào ngày 14.3 lịch sử, các anh còn rất trẻ. Họ đã siết chặt tay nhau thành vòng tròn bất tử, dùng trái tim đầy lửa thanh xuân của mình bảo vệ lá Quốc kỳ. Dù đã lùi xa vào dĩ vãng, nhưng nỗi bi thương hùng tráng tại Gạc Ma đọng mãi với thời gian, tạc vào lịch sử Việt Nam một trang oanh liệt. Gạc Ma dù có bị chiếm đóng trái phép nhưng mãi mãi vẫn là của Việt Nam, trên cả phương diện địa danh và luật pháp quốc tế.

 TRẦN MẠNH TUẤN

Ý kiến bạn đọc