Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Cần giải pháp bảo vệ môi trường và bảo tồn các loài nguy cấp

Chủ Nhật 31/07/2022 | 16:29 GMT+7

VHO-Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Đà Nẵng, Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) vừa tổ chức Hội thảo Bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) và phát triển bền vững ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên lần thứ III với chủ đề Tương lai cho phục hồi các hệ sinh thái trọng điểm và bảo tồn các loài nguy cấp. 

Rác thải từ các hoạt động du lịch ở đáy biển Sơn Trà

Đây là lần thứ 3, Hội nghị về bảo tồn ĐDSH được tổ chức với mục đích nhằm tạo diễn đàn để các nhà khoa học, chuyên gia, tổ chức, cá nhân tham gia đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn cho các hệ sinh thái trọng điểm và các loài động vật hoang dã nguy cấp ở Việt Nam. Qua đó, Việt Nam cùng với các tổ chức chuyên môn và các doanh nghiệp cam kết hợp tác với các hành động cụ thể trong nỗ lực bảo tồn các loài nguy cấp, phục hồi rừng, đại dương, cũng như cam kết phát thải zero... Thông tin từ Hội thảo cho thấy: Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao, gần 12.000 loài thực vật có mạch, 330 loài thứ, 918 loài và phân loài chim, 517 loài bò sát, gần 3.000 loài cá. Chỉ riêng vùng Tây Nguyên - Nam Trung bộ có tới 36 khu vực DDSH trọng yếu (KBAs), hơn 3,76 triệu ha rừng tự nhiên, nhiều trung tâm đặc hữu thực vật, chim, bò sát, ếch nhái với nhiều loài đặc hữu. Ước tính sơ bộ hơn 5.000 loài thực vật. Có ít nhất 142 loài thú, 448 loài chim, hơn 120 loài bò sát và 84 loài lưỡng cư...

Tuy nhiên theo nhận định của các nhà nghiên cứu, chính các áp lực đe dọa chính như mất rừng và suy thoái sinh cảnh sống, suy giảm quần thể, ô nhiễm môi trường, bệnh dịch, biến đổi khí hậu, loài ngoại lai, sắt bắn, bẫy bắt. Trong đó, đặc biệt việc sử dụng tài nguyên không hợp lý đã đe dọa đến số đông thực vật, động vật. Số loài bị đe dọa cấp độ toàn cầu phân bố ở Việt Nam theo Danh lục Đỏ IUCN (2021) là 891 loài động vật và 367 loài thực vật. 

Bảo vệ môi trường cần ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân

Nguyên nhân dẫn đến việc đa dạng môi trường sinh học bị ảnh hưởng, tàn phá, PGS. TS Võ Văn Minh, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng cho rằng, nguồn lực phục vụ quản lí đa dạng sinh học, quản lí rừng, quản lí đại dương còn quá mỏng so với trách nhiệm. Trong khi đó, các thủ đoạn tàn phá thiên nhiên môi trường để thu lợi quá mạnh. Mặt khác, vai trò của cộng đồng trong quản lí tài nguyên và môi trường vẫn còn nhiều hạn chế. Sự tàn phá từ các dự án lấp sông, lấn biển khai thác quỹ đất bừa bãi; khai thác rừng tự nhiên dưới nhiều tên gọi dự án khác nhau; phát triển rừng sản xuất đơn loài ào ạt; phát triển công nghiệp và xả thải chất ô nhiễm ra môi trường... Trong khi đó những cam kết, những nỗ lực của Chính phủ cũng như các tổ chức, đơn vị có liên quan vẫn chưa đủ mạnh để ngăn cản những tác động tiêu cực này. 

Đời sống của sinh vật tự nhiên trên bán đảo Sơn Trà đang bị tác động nghiêm trọng, đặc biệt là loài khỉ

Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên thông qua các chính sách, giải pháp cụ thể như thành lập hàng loạt khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển…. cũng như có một loạt các chương trình bảo vệ các loài voi, linh trưởng, rạn san hô. Tuy nhiên môi trường đang phải đối diện với nhiều thách thức suy giảm hệ sinh thái trước áp lực phát triển kinh tế, việc săn bắt, sử dụng trái phép ĐVHD và biến đổi khí hậu. GS.TS Nguyễn Quảng Trường, Phó Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (IEBR) chứng minh: Theo sách đỏ năm 2007, số lượng các loài đe doạ tuyệt chủng có khoảng 900 loài nhưng hiện nay ước tính tăng lên khoảng 1.200 loài. Trong đó có một số loài chính thức bị tuyệt chủng như tê giác một sừng. “Bên cạnh việc thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, loài thực vật, động vật hoang dã nguy cơ tuyệt chủng cũng rất cần sự chung tay của các cấp chính quyền và người dân bằng những hành động cụ thể không sử dụng sản phẩm từ ĐVHD, bảo vệ môi trường sống của các loài, giảm thiểu sử dụng năng lượng” - GS.TS Nguyễn Quảng Trường đưa ra giải pháp.

Miền Trung cơ bản có nhiều đồi núi lấn sát ra biển, chia cắt các đồng bằng nhỏ hẹp; với địa hình đa dạng, tiếp giáp với các kiểu khí hậu khác nhau, giao thoa giữa đất liền và đại dương... nên có độ đa dạng sinh cao. Tuy nhiên, cũng có nhiều lí do khác nhau, đa dạng sinh học có nguy cơ suy giảm đáng báo động, rất cần sự chung tay bảo vệ. Tại TP Đà Nẵng, triển khai công tác bảo tồn đa dạng sinh học, thành phố đã phê duyệt Đề án xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường giai đoạn 2021 - 2030 với quan điểm kết hợp hài hòa môi trường tự nhiên và môi trường xã hội; phòng ngừa là chủ đạo, kết hợp kiểm soát, khắc phục, cải thiện môi trường, kiên quyết loại bỏ các dự án gây ô nhiễm môi trường. 

Theo từng giai đoạn, mục tiêu đề án đến năm 2025 đạt kiểm soát chất lượng môi trường (nước, không khí, đấy), hoàn thành các tiêu chí giai đoạn, xây dựng tiêu chí mới; đến năm 2030 thiết lập hệ tống quản lý đô thị sinh thái; nỗ lực đến năm 2045 trở thành đô thị sinh thái có bản sắc riêng đáp ứng các tiêu chí về  môi trường theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế... Theo báo cáo của UBND phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, từ đầu năm 2022, địa phương đã kiểm tra, rà soát và xử lý 73 trường hợp xây dựng trái phép. Các công tác bảo tồn sinh học, môi trường được tăng cường giám sát, chủ trì, phối hợp với Hạt Kiểm Lâm tiến hành kiểm tra phòng ngừa các hoạt động xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp trong và ngoài Khu bảo tồn. UBND quận Sơn Trà tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động xây dựng trái phép, bảo vệ môi trường, xử lý rác thải khu vực phía sau chùa Linh ứng, khu vực Hồ Xanh và công tác bảo tồn, kiểm soát, tiêu thụ các loại động vật hoang dã nguy cấp và phóng sinh các loài ngoại lai xâm hại, tuyên truyền hạn chế tình trạng du khách cho động vật hoang dã ăn tại các điểm đến. 

NG. HÀ

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top