Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Thanh Hoá có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thứ Ba 09/08/2022 | 11:28 GMT+7

VHO- Theo Quyết định của Bộ VHTTDL, Lễ hội đền Bà Triệu; Lễ hội Mường Xia và Hát sắc bùa của người Mường tỉnh Thanh Hóa được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Bà Triệu được tổ chức hàng năm từ 19 đến 24 Âm lịch hàng năm, để tưởng nhớ vị anh hùng Triệu Thị Trinh – người lãnh đạo nhân dân đứng lên chống lại ách đô hộ của nhà Ngô năm 248. Để tỏ lòng biết ơn và tôn vinh Bà, nhân dân ta đã xây dựng đền thờ Bà Triệu ở trên triền núi Gai, lăng Bà ở núi Tùng và đình Bà Triệu ở làng Phú Điền (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa). Lễ hội được tổ chức với quy mô lớn trong không gian rộng theo một quy trình khép kín rất chặt chẽ Đền, Lăng, Đình. Riêng đình làng Phú Điền có tổ chức nghi thức hội “Ngô, Triệu giao quân”, một trò diễn đầy kịch tính.

Lễ hội đền Bà Triệu

Tại đền Bà Triệu chủ yếu là tế lễ, rước kiệu, tế nữ quan. Trong phần hội không có trò diễn dân gian, mà chỉ có Hội trận, khơi dậy, liên tưởng đến hào khí trận chiến chống quân Ngô của Bà. Tiếp sau đại lễ, rước kiệu… còn có hát chầu văn, một hình thức âm nhạc truyền thống trong ngày lễ rất linh thiêng, một loại nhạc dùng cho nghi lễ tín ngưỡng truyền thống Việt nhất, là nghi lễ thờ mẫu. Lễ hội đền Bà Triệu thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tri ân, tôn vinh trước những cống hiến, hy sinh lớn lao của Bà Triệu và các nghĩa sỹ đối với công cuộc dựng nước, giữ nước của dân tộc ta đồng thời khơi dậy nét đẹp văn hóa, truyền thống lâu đời đậm đà bản sắc xứ Thanh.

Lễ hội Mường Xia gắn với đền thờ Tư Mã Hai Đào ở xã Sơn Thủy (Quan Sơn), được tổ chức vào các ngày 15 và 16.3 âm lịch. Đây là sinh hoạt văn hóa – tín ngưỡng độc đáo, được tiếp nối, trao truyền qua nhiều thế hệ người Thái, Mường Xia, Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Múa sắc bùa của người Mường tại Thanh Hóa hay còn được gọi với tên đầy đủ là “múa sắc cồng bùa”. “Sắc” theo tiếng Mường nghĩa là “đánh”, “bùa” là làn điệu của điệu múa, nghĩa là đánh cồng theo làn điệu. Một phường bùa của người Mường Thanh Hóa sẽ gồm 9 hoặc 12 người. Nếu là 12 người thì tượng trưng cho 12 tháng, 9 người sẽ tượng trưng cho 9 bậc cầu thang. Người ta thường múa trong những dịp lễ tết, cưới hỏi,  ngày quốc khánh, hoặc những dịp lễ kỉ niệm do chính quyền tổ chức...Trong phường bùa sẽ có 3 người cầm 3 chiếc cồng nhỏ nhất, được gọi là cồng cái, 3 người này đều là những người có uy tín và kinh nghiệm, họ sẽ gõ cồng theo làn điệu để 9 người còn lại cầm 9 chiếc cồng lớn nhất gõ vang theo. Khi múa sắc bùa chỉ có một người đi đầu hát, người này được gọi là trưởng phường. Nếu người Mường ở Hòa Bình có điệu “hát Thường Đang” thì người Mường Thanh Hóa có hai điệu hát là “hát Mường” và “hát Xường”. Múa sắc bùa là một di sản văn hóa vô cùng thiêng liêng giúp gắn kết cộng đồng và thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc.

Ngoài lễ hội đền Bà Triệu (Hậu Lộc), lễ hội Mường Xia (Quan Sơn), hát sắc bùa của người Mường (Ngọc Lặc), 7 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục lần này gồm: Nghề lam tàu hũ ky của xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long; Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Mông Hoa các huyện: Lâm Bình, Hàm Yên, Chiêm Hoá, Na Hang, Yên Sơn thuộc tỉnh Tuyên Quang; Lễ Đại Phan của người Sán Dìu, tỉnh Tuyên Quang; Lễ mừng thọ của người M'nông, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk; Lời nói vần của người Ê-đê, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk; Lễ hội Chùa Bà-Cảng thị nước mặn, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định; Nghề dệt thổ cẩm của người M'nông, xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, xã Đăk Nhau, xã Đồng Nai, xã Thọ Sơn, xã Phú Sơn, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.

Theo quyết định, chủ tịch UBND dân các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cần thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.          

NGUYỄN LINH

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top