Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Dàn nhạc Dân tộc Việt Nam: Nơi hội tụ và tỏa sáng

Thứ Tư 31/08/2022 | 10:03 GMT+7

VHO- Trong giai đoạn phát triển mới hiện nay, với thế mạnh của đơn vị đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp, nơi hội tụ tinh hoa, học thuật và phát triển âm nhạc dân tộc tốt nhất, Dàn nhạc Dân tộc Việt Nam (Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) đã và đang nỗ lực thực hiện chỉ đạo của Bộ VHTTDL quyết tâm đẩy mạnh hoạt động biểu diễn, thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

 Hòa nhc đc bit Rng Đông đã nhn đưc s yêu mến ca đông đo khán gi và s quan tâm ca gii truyn thông

“Dấu son” trong quá trình phát triển của nền âm nhạc dân tộc

Năm 2009, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trần Chiến Thắng đã ký quyết định thành lập Dàn nhạc Dân tộc Việt Nam, với thành viên nòng cốt là những nghệ sĩ - giảng viên và sinh viên ưu tú Khoa Nhạc cụ truyền thống (nay là Khoa Âm nhạc truyền thống của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam); PGS, NSƯT Vũ Chí Nguyện được bổ nhiệm là Giám đốc đầu tiên của Dàn nhạc. Sự kiện đã trở thành mốc son đánh dấu quá trình phát triển của nền âm nhạc dân tộc nước nhà trong thời kỳ mới.

Từ khi ra đời đến nay, Dàn nhạc Dân tộc Việt Nam đã hoạt động rất hiệu quả, cống hiến cho khán giả những chương trình nghệ thuật chất lượng cao, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Dàn nhạc vinh dự được biểu diễn phục vụ các sự kiện chính trị, các chương trình đối nội, đối ngoại cấp bộ và cấp quốc gia, kỷ niệm những ngày lễ trọng đại của đất nước như: Chuỗi chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội; Chuỗi chương trình chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; Chương trình Ngày âm nhạc Việt Nam... Các nghệ sĩ thành viên của Dàn nhạc giành nhiều giải cao trong các cuộc thi độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc, đồng thời nhiều lần vinh dự là những nghệ sĩ thành viên đoàn tháp tùng Nguyên thủ quốc gia trong các chuyến công tác tại nước ngoài. Nhiều nghệ sĩ trẻ trưởng thành từ Khoa Âm nhạc Truyền thống thông qua quá trình học tập và tham gia Dàn nhạc đã được phong Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú.

Tuy nhiên, năm 2016, khi có chủtrương tinh giản bộmáy dẫn đến việc cơ cấu tổchức bịthu hẹp, Dàn nhạc Dân tộc Việt Nam cũng bịảnh hưởng theo và không còn kinh phíđể duy trì các hoạt động văn hoánghệthuật. “Bộ máy của Dàn nhạc bị thu hẹp đãtạo lên một làn sóng dao động rất lớn tới các nghệsĩ, giảng viên. Họđãđưa ra những mong muốn, nguyện vọng được duy trìDàn nhạc và BGĐ Học viện đã quyết định vẫn duy trì tổchức các buổi biểu diễn”, ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam cho biết.

Ông Lê Anh Tuấn cũng nhấn mạnh, sau thời gian bịảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Dàn nhạc tiếp tục quay lại tập luyện, và đầu năm 2022 đã cho ra mắt chương trình hoà nhạc đặc biệt Rạng Đông với sự tham gia biểu diễn của hơn 130 nghệ sĩ. Các tiết mục chú trọng khai thác sự phong phú, đa dạng của âm nhạc dân tộc Việt Nam, thể hiện sức hấp dẫn, độc đáo của các nhạc cụ truyền thống, cống hiến cho khán giả một đêm nhạc có tính nghệ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, góp phần nâng cao thẩm mỹ âm nhạc làm phong phú đời sống tinh thần của đông đảo khán giả. Chương trình đã nhận được sự yêu mến của đông đảo khán giả.

Sau khi Rạng Đông kết thúc, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông chia sẻ: “Đây là một chương trình nghệ thuật rất xúc động, qua 2 năm ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, giờ đây chúng ta được chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của Dàn nhạc. Tôi rất mong Dàn nhạc Dân tộc Việt Nam sẽ tiếp tục cống hiến cho công chúng những buổi hòa nhạc đầy tính nghệ thuật, đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc biệt, số lượng buổi biểu diễn của Dàn nhạc cần phải ngày càng nhiều hơn cũng như những hình thức biểu diễn mới, phong phú hơn”.

Đồng lòng, quyết tâm phát triển âm nhạc dân tộc

Không phụ lòng khán giả yêu nhạc dân tộc, Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam cho biết, trong thời gian tới, Dàn nhạc sẽ cố gắng duy trì và phát triển tích cực hơn. Tuy nhiên, cái khó ở thời điểm hiện tại làlượng tác phẩm, đặc biệt là các tác phẩm mới, hầu như không có, trong khi những chương trình tổchức thời gian vừa qua BTC luôn nhận được nhiều yêu cầu đánh tác phẩm mới.

“Hiện Học viện chưa có kinh phí để đầu tư cho việc biên soạn, viết tác phẩm mới nhằm thay đổi sắc thái cũng như phương thức biểu diễn. Thực tế, khoản kinh phí của Học viện rất hạn hẹp, gần như là không có để động viên các anh chị em nghệ sĩ, và đôi khi còn là vấn đề liên quan đến bản quyền âm nhạc. Về lâu về dài, chắc chắn là sẽ không thể duy trì được nếu không tìm được nguồn kinh phí đầu tư”, ông Lê Anh Tuấn trăn trở.

Đây mới là vấn đề kinh phí để đặt hàng các nghệ sĩ, nhạc sĩ viết ra tác phẩm mới; còn kinh phí cho việc dàn dựng và tập luyện của các nghệ sĩ thì hoàn toàn chưa biết trông vào đâu. Nhưng với quyết tâm “khó cũng phải làm” của các nghệ sĩ cũng như tập thể lãnh đạo Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, “BGĐ Học viện đã có những cuộc nói chuyện, trao đổi với Hội nhạc sĩ Việt Nam, qua đó cũng rất mong Hội phát động một cuộc thi về sáng tác các tác phẩn thuộc dòng nhạc dân tộc với mục đích bổ sung vào chương trình biểu diễn. Đồng thời kêu gọi sự đóng góp, giúp đỡ về tác phẩm mới của các nhạc sĩ. Vừa qua, nhạc sĩ, NSƯT Doãn Tiến, nguyên cựu sinh viên của Học viện, cũng đã cung cấp rất nhiều các tác phẩm nổi tiếng của mình cho Học viện”, Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam cho biết.

Hiện các chương trình của Dàn nhạc Dân tộc Việt Nam hoàn toàn không bán vé, vì điểm yếu của Học viện là mảng truyền thông còn hạn chế. Trong khi đó, để có một chương trình nghệ thuật âm nhạc dân tộc chất lượng thì công tác chuẩn bị và tập luyện phải mất vài tháng, nhưng diễn xong một đêm coi như chấm hết, bởi không có truyền thông để quảng bá, không có nhà tài trợ để duy trì tổ chức biểu diễn... Đây cũng là vấn đề mà Học viện đang nghiên cứu để khắc phục trong thời gian tới, vì chỉ khi công tác truyền thông tốt thì mới có thể kêu gọi được nguồn kinh phí để trang trải cho các hoạt động của Dàn nhạc. 

 MINH HÀ - ĐỨC CẢNH

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top