Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Những mảnh ghép yêu thương

Thứ Sáu 14/10/2022 | 09:54 GMT+7

VHO- Người chồng hoặc người vợ, hay cả hai vợ chồng đều có khiếm khuyết trên cơ thể, nhưng họ đã đến với nhau bằng rung động chân thật, bằng sức mạnh của tình yêu để tạo nên một gia đình hạnh phúc.

 Các cặp đôi chia sẻ tại chương trình “Hạnh phúc vầng trăng khuyết” 2022 Ảnh: THU HIỀN

Tại chương trình giao lưu Hạnh phúc vợ chồng người khuyết tật lần thứ IV, năm 2022 với chủ đề “Hạnh phúc vầng trăng khuyết” do Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam, Bộ VHTTDL và Hội LHPN Việt Nam tổ chức mới đây, 35 cặp vợ chồng đã chia sẻvề những câu chuyện xúc động, dung dị về tình yêu, hạnh phúc của mình.

Cùng nhau dựng xây hạnh phúc

Ông Nguyễn Trọng Đàm, Chủ tịch Trung ương Hội Bảo trợngười khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam chia sẻ, chương trình nhằm ca ngợi vẻ đẹp tình yêu, hạnh phúc gia đình người khuyết tật; ghi nhận khả năng, sự đóng góp của họ, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về quyền bình đẳng trong cuộc sống của người khuyết tật. Hoạt động này còn thể hiện trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội trong việc tham gia thực hiện chính sách, pháp luật về người khuyết tật theo hướng bảo đảm quyền của đối tượng, trong đó có quyền trong tình yêu, hôn nhân vàgia đình.

Phụ nữ Việt Nam vốn có truyền thống trung hậu, đảm đang, không ngại khó không ngại khổ, luôn sẵn sàng hy sinh cho chồng, con nên việc người phụ nữ lành lặn lấy người chồng khuyết tật không phải là chuyện xưa nay hiếm. Nhưng một người đàn ông lành lặn lấy một người con gái khuyết tật thì không phải nam giới nào cũng dũng cảm vượt qua rào cản gia đình, đàm tiếu của xã hội để bảo vệ tình yêu và hướng đến một kết quả tốt đẹp. Vậy mà anh Nguyễn Hồng Chương (sinh năm 1983, TP.HCM) là một trong số ít thanh niên làm được điều đó.

Khi quen nhau, anh Chương làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, còn vợlàchị Lê Thị Bích Loan (sinh năm 1983) lúc đó là cô gái thiết kế đồ họa. Anh chị quen nhau qua mạng và trong quá trình làm việc, trò chuyện đã bộc lộ nhiều quan điểm tương đồng về cuộc sống. Trước đó, chị Loan đã trải qua một thời gian đau khổ sau mối tình chóng vánh với bạn trai, chưa kịp yêu đã bị gia đình đối phương phản đối. Chị Loan dường như ngày càng khép kín lại, không cho phép bản thân đặt bất kỳ hy vọng nào vào tình yêu hay hôn nhân. Thế nhưng sự xuất hiện của anh Chương đã “hồi sinh” trái tim đầy tổn thương của chị, giúp chị lấy lại niềm tin vào hạnh phúc. Cái kết hạnh phúc đã đến khi anh chị tổ chức đám cưới trong sự chúc phúc của đôi bên gia đình.

Chị Loan may mắn khi mẹ của Chương làngười phụ nữ nhân hậu và biết cảm thông, bà đã chấp nhận cô con dâu không được khỏe mạnh và sẵn sàng bảo vệ, thương yêu chị như con ruột trong nhà. Lấy nhau 14 năm là chừng ấy thời gian bà che chở cho chị trong mọi khó khăn. Từ tình yêu của chồng, của ông bà nội ngoại, hạnh phúc của anh chị càng viên mãn hơn khi cả 2 người con đều ngoan ngoãn, học giỏi, là niềm tự hào của gia đình. Bé gái (học lớp 7) làhọc sinh giỏi văn cấp thành phố, bé trai (10 tuổi) đã thể hiện “gen” trội của bố mẹ với thành tích Huy chương vàng quốc gia, Huy chương đồng quốc tế kỳ thi lập trình, giải nhì cuộc thi lắp ráp Robot Myor TP.HCM; giải đồng chung kết quốc gia kỳ thi Toán học Olympic quốc tế FMO 2022. Chia sẻ tại chương trình, chị Loan nghẹn ngào: “Trong suốt quãng thời gian chung sống với nhau, những lúc mâu thuẫn chưa bao giờchồng mình động chạm đến khuyết điểm của mình, điều đó thể hiện sự tôn trọng của anh dành cho vợ. Chúng mình chưa bao giờ giận nhau quá ba tiếng, sau ba tiếng là phải làm lành. Đó làc ách mà chúng mình đã cùng nhau vun đắp yêu thương cho gia đình nhỏ”.

Sự bù đắp của số phận

Đặc biệt, trong số 35 cặp thì có tới 18 cặp cả hai đều làngười khuyết tật, như vợ chồng anh Chu Văn Tuận (1980) vàTrần Thị Nhâm (1981) quê ở Vũ Thư, Thái Bình. Anh Tuận bị ảnh hưởng bởi di chứng chất độc hóa học từ bố, còn chị Nhâm chân phải bị liệt bẩm sinh, gia đình hai bên hoàn cảnh đều rất khó khăn. Anh chị đến với nhau gặp không ít khó khăn trở ngại, nhưng họ đã đồng cam cộng khổ, tìm kế sinh nhai với nghề may và cơ khí. Cuộc sống gia đình dần ổn định, phát triển, nuôi dạy hai con ăn học nên người. Con gái anh chị vừa bước chân vào ĐH với số điểm rất cao 57,67; còn con trai năm nay lên lớp 12 trường THPT Nguyễn Trãi - ngôi trường có bề dày về truyền thống hiếu học. Vợ chồng anh chị là tấm gương mẫu mực về mọi mặt và chấp hành tốt nội quy, chính sách của địa phương.

Còn vợ chồng anh Phạm Văn Giang (1990, Nam Định) và chị Trần Thị Út Em (1986, An Giang) hiện đang sinh sống ở Bình Phước lại như sự bù đắp của số phận. Chị Út Em bị liệt hai chân sau cơn sốt năm 3 tuổi; anh Giang thì bị khuyết tật bẩm sinh, xương cánh tay ngắn ngủn, bàn tay thiếu ngón, dài ngắn không đều. Do mặc cảm nên chị Út Em không đến trường mà tự học chữ, học làm mọi việc. Chị dần tự tin hơn và quyết định đi học nghề may để có cuộc sống tự lập. Trong thời gian học nghề, anh chị đã gặp nhau. Sự đồng cảm, yêu thương và chia sẻ đã đưa anh chị lại gần nhau, nương tựa nhau mà sống. Hai đứa con 1 trai, 1 gái lần lượt ra đời lành lặn, chăm ngoan, học giỏi. Anh chị đã tự xoay đủ cách để phát triển kinh tế, nuôi dạy các con. Chị thiết kế quần áo thời trang và bán buôn cho các shop, anh làm in ấn biểu mẫu, quà lưu niệm. Hiện cơ sở may vàin ấn của anh chị phát triển tốt, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động. Anh chị đã xây được nhà riêng bằng số tiền cần cù, tích lũy trong nhiều năm. Hạnh phúc gia đình viên mãn là động lực để chị Út Em tự tin tham gia các chương trình Hội thi tiếng hát người khuyết tật, Hội thao người khuyết tật, CLB phụ nữ khuyết tật tự lực…

Họ, những “đôi đũa lệch”, những “mảnh ghép” không hoàn hảo đã khớp lại với nhau để tạo nên bức tranh rực rỡ sắc màu, tỏa sáng bởi tình yêu, sự đồng cam cộng khổ và những nỗ lực hơn người. “Họ làminh chứng sinh động cho thấy người khuyết tật có thể làm được tất cảmọi việc như người lành lặn. Tình yêu, hôn nhân không chỉ là quyền của người khuyết tật mà còn là sức mạnh, là nguồn lực, là điểm tựa giúp họ phát huy nội lực, khẳng định giá trị bản thân, hòa nhập vào cộng đồng và đóng góp cho gia đình, xã hội”, ông Nguyễn Trọng Đàm nhấn mạnh. 

QUỲNH HOA

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top