Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Hà Nội: Tăng cường an toàn thông tin ở các cơ quan nhà nước

Thứ Sáu 16/12/2022 | 09:32 GMT+7

VHO- Trong năm 2022 (tính từ 30.11.2021 – 30.11.2022), Hà Nội đã ghi nhận hơn 116 triệu IP tấn công mạng nhằm vào các hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước Thành phố, trong đó có hơn 116 triệu IP tấn công bằng hình thức từ chối dịch vụ, 1.659 IP tấn công bằng hình thức sử dụng mã độc.

Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo An toàn thông tin trong các cơ quan nhà nước TP Hà Nội năm 2022 do Sở TT&TT Hà Nội tổ chức ngày 15.12. Tham dự hội thảo còn có đại diện lãnh đạo Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT); Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Tư lệnh 86 (Bộ Quốc Phòng); đại diện các Sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã; các doanh nghiệp, chuyên gia trong lĩnh vực ATTT và các cán bộ công chức chuyên trách về công nghệ thông tin (CNTT), an toàn thông tin (ATTT) tại các cơ quan nhà nước của Thành phố.

Phó Giám đốc phụ trách Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Việt Hùng phát biểu tại Hội thảo

Phó Giám đốc phụ trách Sở TT&TT Hà Nội Nguyễn Việt Hùng cho biết, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu, chuyển đổi số không chỉ là xu hướng mà trở thành yêu cầu tất yếu, khách quan đối với mỗi quốc gia và trong mọi lĩnh vực. Thời gian qua, Hà Nội đã khẩn trương triển khai xây dựng các hệ thống nền tảng, các hệ thống thông tin, phát triển các cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành, từng bước thay đổi quy trình, thói quen làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Thành phố và hoạt động của bộ máy hành chính sang môi trường số.

Cùng với sự phát triển các hệ thống thông tin và CSDL là nguy cơ tiềm ẩn mất ATTT. Trong năm 2022 (tính từ 30.11.2021 – 30.11.2022), Hà Nội đã ghi nhận hơn 116 triệu IP tấn công mạng nhằm vào các hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước Thành phố, trong đó có hơn 116 triệu IP tấn công bằng hình thức từ chối dịch vụ, 1.659 IP tấn công bằng hình thức sử dụng mã độc. Do đó, Sở TT-TT xác định ATTT là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và liên tục, và đang tháo gỡ những vấn đề còn khó khan, vướng mắc trong quá trình triển khai bảo đảm ATTT cho các hệ thống thông tin của Thành phố từ các chuyên gia về lĩnh vực ATTT.

Theo ông Trần Đăng Khoa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục ATTT  cho hay, tình hình an toàn an ninh mạng Việt Nam năm 2022 có nhiều "điểm sáng" nổi bật, tình trạng an ninh mạng tại Việt Nam đang ở mức kiểm soát tốt, tuy nhiên vẫn còn các mối đe dọa về ATTT. Một hiện trạng đáng lưu ý, đó là mặc dù nhận được cảnh báo về tấn công mạng hoặc là các cảnh báo về điểm yếu, lỗ hổng từ các cơ quan chức năng, vẫn rất nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa quan tâm xử lý hoặc chưa cập nhật các bản vá trên phần mềm để giảm thiểu rủi ro. Đây là vấn đề về nhận thức và trách nhiệm các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần phải có sự thay đổi. Tiếp đó là hành vi lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng trong thời gian qua trở nên phổ biến hơn. Chính vì vậy, một trong những mục tiêu chính trong năm 2022 của Bộ TT&TT là bảo vệ người dân trên không gian mạng. Bộ đã chỉ đạo quyết liệt cùng với các cơ quan chức năng có thẩm quyền ngăn chặn rất nhiều trang web, blog giả mạo lừa đảo trực tuyến để bảo vệ gần 4 triệu người dân Việt Nam, tương đương với khoảng 6% người dùng Internet.

Khuyến nghị về công tác đảm bảo ATTT của cơ quan nhà nước, đại diện Tập đoàn công nghệ BKAV cho rằng các bộ, ngành, địa phương cần đặc biệt lưu ý bố trí đủ kinh phí cho ATTT, bởi có như vậy mới đủ nguồn lực để đảm bảo an toàn cho hệ thống. Các chuyên gia chỉ rõ, bất cứ dịch vụ, cơ quan nào có hạ tầng CNTT, chứ không chỉ các đơn vị cung cấp dịch vụ trực tuyến, cần đặt mối quan tâm về an ninh mạng, an toàn hệ thống lên hàng đầu. Để cải thiện tình hình, tăng cường an ninh cho hệ thống, các cơ quan, tổ chức cần thực hiện những biện pháp rà soát bảo vệ trước những cuộc tấn công có thể xảy ra.

X.QUANG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top