Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Giải pháp đột phá để thu hút khách quốc tế

Thứ Sáu 23/12/2022 | 10:08 GMT+7

VHO- -Trước thực trạng Việt Nam không thu hút được khách du lịch quốc tế như mong muốn, Thủ tướng Phạm Minh Chính đặt vấn đề phân tích “điểm nghẽn” ở đâu, giải quyết thế nào, chúng ta có quyết tâm khôi phục ngành Du lịch, tạo sự phát triển đột phá trong năm 2023 hay không tại Hội nghị thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam.

 Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại Hội nghị

 Đồng chủ trì có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng.

Trước thực trạng nước ta mở cửa hoàn toàn du lịch sớm nhất khu vực Đông Nam Á, đồng thời là một trong 62 quốc gia trên thế giới dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế nhập cảnh liên quan đến Covid-19, nhưng mức tăng trưởng khách quốc tế không như mong muốn, Bộ VHTTDL đã đề xuất nhiều chính sách cụ thể để thu hút khách quốc tế. Trong đó Bộ VHTTDL đề xuất tạo điều kiện thuận lợi thu hút khách quốc tế đến Việt Nam; áp dụng cấp thị thực (visa) điện tử cho tất cả các thị trường khách và tiếp tục đơn giản hóa về thủ tục cấp, tăng cường ứng dụng công nghệ.

Đề nghị kéo dài thời gian tạm trú đối với khách quốc tế đến Việt Nam từ 15 ngày lên 30 ngày để tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch vào Việt Nam và đi lại trong nước, tăng nguồn thu từ khách du lịch. Xem xét thí điểm việc cấp thị thực tại cửa khẩu trên cơ sở xét duyệt nhân sự tại chỗ cho khách du lịch quốc tế. Vấn đề mở rộng việc thiết lập các đường bay trực tiếp kết nối Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ là thị trường nguồn khách du lịch của Việt Nam cũng được Bộ VHTTDL đề xuất. Bên cạnh đó, cần xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc, đáp ứng xu hướng mới của khách du lịch hậu Covid-19; tập trung làm mới các dòng sản phẩm du lịch chủ đạo… Tăng cường hợp tác công tư, phát huy tối đa nguồn lực xã hội hóa để hỗ trợ liên kết, phát triển du lịch; hình thành mô hình liên kết giữa các địa phương, có tham gia của cơ quan quản lý nhà nước và một số doanh nghiệp lớn.

Xây dựng mô hình liên kết điểm trong đó có thể tạo liên kết giữa nhóm địa phương có nhu cầu, thuận lợi liên kết; mời sự tham gia của cơ quan quản lý nhà nước với vai trò điều phối, đồng hành, tạo kết nối để triển khai các chương trình liên kết; có sự tham gia của doanh nghiệp (một hoặc vài doanh nghiệp) lớn, đồng hành, tạo nguồn lực triển khai các chương trình, hoạt động liên kết cụ thể…

Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản nhất trí với báo cáo của Bộ VHTTDL và các ý kiến của các đại biểu tại Hội nghị. Thủ tướng giao Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu nghiêm túc các ý kiến xác đáng; nghiên cứu, sớm hoàn thiện và trình ban hành Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, cụ thể hóa Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị.

Bàn về những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để khắc phục tình trạng “đi trước, về sau” trong phục hồi du lịch quốc tế, Thủ tướng yêu cầu: “Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, quy định khuyến khích phát triển du lịch, tạo thuận lợi cho khách du lịch cả nội địa và quốc tế, trong đó các vấn đề liên quan visa, thuế… việc nào thuộc thẩm quyền của các Bộ thì chủ động triển khai, thuộc Chính phủ thì trình ngay, thuộc thẩm quyền Quốc hội thì khẩn trương nghiên cứu, báo cáo Quốc hội”. Thủ tướng cũng nhấn mạnh việc quán triệt và thực hiện nghiêm các quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về du lịch, nhất là Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, từng năm và nhất là Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thực sự là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, phát triển đồng thời cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa, phát triển du lịch xanh và bền vững.

Cơ cấu lại ngành du lịch theo hướng tăng cường kết nối vùng miền, đồng bộ, bền vững và hội nhập quốc tế. Chú trọng liên kết giữa ngành du lịch với các ngành, lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị, hình thành nên các sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo như du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chữa bệnh, du lịch ẩm thực… Đơn giản hóa quy trình, thủ tục, tạo thuận lợi về nhập cảnh, xuất cảnh, đi lại, lưu trú cho khách du lịch quốc tế. Tạo điều kiện cho các hãng hàng không trong nước và quốc tế mở các đường bay mới, trực tiếp kết nối Việt Nam với các thị trường du lịch trọng điểm và tiềm năng. 

 Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, quy định khuyến khích phát triển du lịch, tạo thuận lợi cho khách du lịch cả nội địa và quốc tế, trong đó các vấn đề liên quan visa, thuế… việc nào thuộc thẩm quyền của các Bộ thì chủ động triển khai, thuộc Chính phủ thì trình ngay, thuộc thẩm quyền Quốc hội thì khẩn trương nghiên cứu, báo cáo Quốc hội.

(Thủ tướng PHẠM MINH CHÍNH)

 THUÝ HÀ

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top