Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Thay “áo mới” cho cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam

Thứ Tư 01/02/2023 | 10:57 GMT+7

VHO-  Đến mỗi mùa mưa bão, cây cầu gỗ mang tên Ông Cọp, cầu gỗ được xem dài nhất Việt Nam tại Phú Yên thường xuyên bị nước lũ cuốn trôi. Thời gian qua, người dân địa phương góp tiền, góp công “thay áo” mới cho cầu để thuận tiện đi lại, phát triển kinh tế, xã hội và cây cầu dần trở thành điểm đến hấp dẫn cho khách tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên của vùng đất nơi đây...

 Cầu gỗ Ông Cọp bắc qua sông Bình Bá nối liền huyện Tuy An với thị xã Sông Cầu

Những ngày qua, người dân và du khách đã thuận tiện hơn khi di chuyển qua cầu gỗ Ông Cọp. Những tấm ván gỗ đã cũ mục trên mặt cầu được thay thế bằng những tấm ván mới chắc chắn hơn. Được biết, cầu gỗ Ông Cọp có chiều dài hơn 800m, bề ngang 2m, trụ cầu cao hơn 5m bắc qua sông Bình Bá để nối các xã An Ninh Tây, An Ninh Đông của huyện Tuy An với thị xã Sông Cầu (Phú Yên).

Cầu được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1998 từ một người dân ở tỉnh Khánh Hòa, sau đó kết hợp cùng một nhóm người dân địa phương để xây dựng cầu hằng năm với chi phí gần một tỉ đồng. Vật liệu chính của cầu là ván gỗ, thân cây phi lao, bạch đàn, còn thành cầu bằng thân tre già phục vụ cho người đi bộ, xe máy và các phương tiện thô sơ. Do vậy, mức thu phí cũng hợp lý, phù hợp với người dân nơi đây. Trao đổi với chúng tôi, anh Phạm Ngộ, một thành viên trong nhóm người xây dựng cầu Ông Cọp chia sẻ rất nhiều người cùng góp tiền lại làm cầu, toàn bộ ván đều mua hết, mướn công làm khoảng hơn một tháng là xong. Nói chung lực lượng đông, cái khó khăn nhất là thời tiết, bởi thế mọi người tranh thủ làm cho kịp để phục vụ bà con vui Xuân đón Tết Quý Mão này.

Trong khi nguồn ngân sách địa phương còn nhiều khó khăn để xây dựng một cây cầu lớn bắc qua sông Bình Bá thì cầu gỗ Ông Cọp đã giúp người dân nơi đây rút ngắn chặng đường hơn 10 km giữa hai địa phương ởhai đầu cầu. Đặc biệt, nhiều trường hợp gia đình khó khăn, người già hay học sinh cũng được nhóm người quản lý cầu miễn giảm thu phí. Bà Phạm Thị Gái, một người dân xã An Ninh Tây vui vẻ cho biết, không có cầu gỗ Ông Cọp, người dân phải đi xa vài chục cây số mới qua bên kia sông. Những năm qua, cây cầu đã rút ngắn đôi bờ cũng như thuận tiện để bà con buôn bán, làm ăn.

 Du khách đến tham quan trải nghiệm, chụp ảnh lưu niệm tại cây cầu gỗ Ông Cọp

Không chỉ giúp người dân rút ngắn quảng đường từ nông thôn ra thành thị, phát triển kinh tế, thuận tiện hơn trong cuộc sống mà cầu Ông Cọp trong những năm qua đã trở thành điểm thu hút nhiều người đến tham quan, trải nghiệm, chụp ảnh lưu niệm, trở thành điểm đến khá thú vị trong hành trình du lịch Phú Yên. “Nghe tin, cây cầu gỗ Ông Cọp ở Phú Yên bắc qua sông thời gian qua rất đẹp, vì thế Tết năm nay gia đình tôi đã lên kế hoạch cùng bạn bè đến đây để tham quan và chụp lại những khoảnh khắc đẹp trên cây cầu gỗ được “mệnh danh” dài nhất Việt Nam”, anh Võ Thành Đông, một du khách tại TP Quy Nhơn (Bình Định) cho hay.

Theo ông Nguyễn Thanh Minh, Chủ tịch UBND xã An Ninh Tây, tuy cây cầu gỗ Ông Cọp là của tư nhân, nhưng mức giá thu phí phải hợp lý và đều phải thông qua UBND xã để quản lý. Nếu thu giá quá cao thì chính quyền sẽ can thiệp để đảm bảo quyền lợi cho nhân dân địa phương. 

 PHAN HIẾU

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top