Quảng Nam: Nhiều ý kiến trái chiều về những bức tranh mới ở làng bích họa Tam Thanh

VHO- Trước nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí không ít người dân phản ứng, chê khó hiểu, đòi xóa bỏ một số tác phẩm trong loạt tranh bích họa, tranh trên thúng mới vẽ ở làng biển Tam Thanh, chính quyền địa phương cho biết sẽ lắng nghe ý kiến người dân và tìm cách khắc phục, điều chỉnh phù hợp, hài hòa.

Quảng Nam: Nhiều ý kiến trái chiều về những bức tranh mới ở làng bích họa Tam Thanh - Anh 1

Một trong những bức tranh người dân cho rằng khó hiểu, không hiểu vẽ bò hay trâu (?!)

Những ngày qua, nhiều ý kiến trên mạng xã hội, cũng như nhiều người dân ở làng biển Tam Thanh ( xã Tam Thanh, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) cho rằng loạt tranh bích họa, tranh vẽ trên thúng vừa mới thực hiện tại làng xấu, khó hiểu, xa lạ với văn hóa làng biển. Thậm chí, nhiều chủ nhà có tường vẽ tranh đòi xóa bỏ vì nhìn thấy xấu, “dị”, không hiểu được ý nghĩa, thông điệp mà tác phẩm muốn truyền đạt.Nhiều ý kiến của người dân địa phương cho rằng tranh bích họa và một số tác phẩm vẽ trên thúng trưng bày ở làng biển Tam Thanh khó hiểu, thậm chí họ còn đề nghị xóa bỏ.
Được biết, loạt tranh này vừa được thực hiện vào đầu tháng 4 vừa qua bởi một nhóm họa sĩ đến từ TP Hà Nội, Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Trong thời gian 10 ngày, các họa sĩ  vẽ miễn phí một số bức tranh trừu tượng mới trên tường các ngôi nhà của người dân khu vực thôn Hòa Thượng, một số thuyền thúng đặt tại khu trưng bày ven biển xã Tam Thanh, chính quyền địa phương lo chi phí đi lại, ăn ở. Có khoảng 25 tranh tường, 55 tranh trên thuyền thúng, 60 tranh trên chum và một số tác phẩm điêu khắc được  sáng tác, bổ sung thêm làng bích họa Tam Thanh.
 Tuy nhiên, ngay khi vừa mới hoàn thành, nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh loạt tranh mới này. Trong đó, nhiều người dân ngay tại làng đã phản ứng gay gắt, cho rằng không phù hợp với văn hóa, không gian của chính ngôi làng và đòi xóa bỏ. 

Quảng Nam: Nhiều ý kiến trái chiều về những bức tranh mới ở làng bích họa Tam Thanh - Anh 2

Bức tranh vẽ cảnh đánh cá mà người dân cho rằng hình tượng ngư dân vừa giống đàn bà, mà cũng từa tựa đàn ông 

Ông Lê Văn Tùng- người dân tại thôn Hòa Thượng, xã Tam Thanh dẫn chứng: Lúc tranh vẽ xong, chúng tôi là người dân ở ngay trong làng, nhìn vào nhiều bức mà thấy khó hiểu. Như tranh vẽ hai con vật mà ưng nghĩ là bò thì là bò, mà ngó ra trâu thì cũng giống trâu. Rồi có người còn bảo giống cỗ quan tài vì đỏ choét, vuông vuông. “Rồi như bức tranh bích họa vẽ cảnh ngư dân đánh cá, mà nửa giống đàn bà, cũng từa tựa đàn ông. Nếu đàn ông thì không giống mấy ông dân biển ở đây, còn đàn bà thì ở làng này đàn bà đâu có đi biển, họ làm hậu cần trên biển thôi mà”, ông Tùng chia sẻ. 

Quảng Nam: Nhiều ý kiến trái chiều về những bức tranh mới ở làng bích họa Tam Thanh - Anh 3

Những bức tranh bích họa tô điểm cho làng, nhưng chính người dân lại thấy xa lạ

Bạn Đặng Vũ- một kiến trúc sư đến từ Đà Nẵng thì cho rằng những bức tranh màu sắc tươi tắn, hiện đại, mang lại màu sắc sinh động cho làng chài, có thể phù hợp với thị hiếu, sở thích của những du khách đến dạo chơi, “check-in” tại làng bích họa. Tuy nhiên, có thể vì sự tự do, phóng khoáng trong cách thể hiện nghệ thuật nên với nhiều người dân ở làng có thể trừu tượng, xa lạ, không giống như những gì họ đã sinh sống, gắn bó nên phản ứng. 
“Không biết, các bạn họa sĩ lúc đến sáng tác có nhiều thời gian tìm hiểu, gắn bó với cộng đồng ở đây để có sự tương tác, cảm hứng nghệ thuật hay không ? Nhưng vẽ tranh cho làng, mà bản thân người dân làng không thấy phù hợp thì làm sao họ có thể “kể”, giới thiệu cho du khách nghe về câu chuyện của làng qua tranh bích họa được. Như thế, yếu tố du lịch cộng đồng đã giảm hẳn đi”, anh Vũ chia sẻ. 
Khi những ý kiến trái chiều được phản ánh trên mạng xã hội, một tài khoản của một bạn là họa sĩ đã từng tham gia vẽ ở làng bích họa trước đây trong dự án với các họa sĩ Hàn Quốc bày tỏ sự trân trọng với những tâm huyết của các bạn họa sĩ đóng góp cho cộng đồng. Đồng thời cũng chia sẻ rằng trong nghệ thuật, có nghệ thuật cộng đồng, nghệ thuật ứng dụng, nghệ thuật sáng tác mang hướng hiện đại, trừu tượng... Có thể do lãnh đạo địa phương không có định hướng, cộng với sự tự do phóng khoáng của các hoạ sĩ vẽ, sáng tác theo phong cách của mình, không bám sâu vào tính cộng đồng, tính ứng dụng nên không đúng với mong muốn của người dân, du khách, khiến du khách và người dân không thể hiểu.

Quảng Nam: Nhiều ý kiến trái chiều về những bức tranh mới ở làng bích họa Tam Thanh - Anh 4

Quảng Nam: Nhiều ý kiến trái chiều về những bức tranh mới ở làng bích họa Tam Thanh - Anh 5

Quảng Nam: Nhiều ý kiến trái chiều về những bức tranh mới ở làng bích họa Tam Thanh - Anh 6

Nhiều ý kiến thì lại cho rằng những bức tranh bích họa, tác phẩm sắp đặt này mới mẻ, phóng khoáng, thu hút được du khách

Một ý kiến khác bày tỏ trên mạng xã hội cho rằng: Không thể trách những người dân quanh năm bám biểm, kiếm kế sinh nhai... mấy ai đủ thảnh thơi để tìm hiểu nghệ thuật. Nhưng ngay cả những người ở nơi dễ dàng tiếp cận hội hoạ cũng có những bình luận  khiến các hoạ sĩ tham gia vào dự án này chạnh lòng. Sắp tới, không hiểu những bức tranh trên có bị xoá theo lời đề nghị của dân làng không nhưng nếu nó xảy ra thì thật tiếc. Sau này, những dự án mỹ thuật phục vụ dân sinh sẽ rất khó lôi cuốn được các hoạ sĩ chuyên nghiệp tham gia. Và cuối cùng vẫn chỉ là những hình ảnh tranh tường làng quê quen thuộc xuất hiện. Theo đó, sẽ không thể hình thành một quần thể mỹ thuật ngoài trời đúng nghĩa để thúc đẩy du lịch, là điểm đến tham quan, chiêm ngưỡng cho du khách gần xa được.
Ông Trương Thanh Khôi, Chủ tịch UBND xã Tam Thanh cho biết, địa phương rất trân trọng tấm lòng, công sức của những hoạ sĩ tham gia lần này. Đối với những ý kiến trái chiều, dư luận phản ứng của người dân ở làng, địa phương sẽ lắng nghe, tiếp thu và tiến hành khảo sát, tìm kiếm những phương húng tôi sẽ lắng nghe ý kiến của người dân, tiếp thu và sẽ xem xét, đề xuất phương án hài hòa. Chẳng hạn như, những bức tranh không phù hợp sẽ liên hệ với tác giả xin điều chỉnh lại để vừa đẹp mắt, vừa phù hợp thị hiếu khách du lịch nhưng vẫn giữ được bản sắc, phong tục tập quán địa phương.

Năm 2016, Quỹ giao lưu quốc tế Hàn Quốc đã hỗ trợ thực hiện dự án mỹ thuật cộng đồng với sự tham gia sáng tác của các họa sĩ, sinh viên Hàn Quốc và Việt Nam. Dự án đã vẽ hơn 100 bích họa tại làng chài Tam Thanh, gây tiếng vang, tạo thương hiệu cho Tam Thanh như một làng bích họa đầu tiên ở Việt Nam, thu hút du khách đến làng chài. Tháng 6.2019, UBND TP.Tam Kỳ khai trương Con đường nghệ thuật thuyền thúng tại xã Tam Thanh nhân Festival Du lịch biển Tam Kỳ 2019, kết nối để phát triển, không gian nghệ thuật cộng đồng. Tuy nhiên, do nhiều bất cập trong quản lý, gần như “bỏ mặc” cho cộng đồng nên nhiều tác phẩm xuống cấp, bị bôi xóa nham nhở, hoang tàn. Những bức tranh mới thực hiện lần này với mong muốn góp phần làm mới, mở rộng thêm không gian nghệ thuật cho làng bích họa này. 

THU HOÀI

Ý kiến bạn đọc